Cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyển dịch tích cực
Xâm nhập mặn bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 2: Chủ động trữ, chia sẻ nước ngọt / Xâm nhập mặn bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Liên hoàn, đồng bộ giải pháp thích ứng
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, qua 2 năm thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng có nhiều kết quả khả quan.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ (GRDP) của vùng năm 2023 đạt 6,37%, đứng thứ 2/6 vùng trên kinh tế - cao gấp gần 1,3 lần so bình quân chung cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 72,32 triệu đồng/người, tăng 10,1% so với năm 2022 (65,69 triệu đồng/người).
Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng; khu vực dịch vụ tăng nhẹ. Cơ cấu của 3 khu vực này năm 2023 lần lượt là 30,05%; 27,62%; 37,07% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 5,26%.
“Môi trường kinh doanh được cải thiện, toàn vùng có 8/13 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất. Trong đó, Long An là địa phương bứt phá mạnh mẽ, đứng thứ 2 về chỉ số PCI năm 2023 (sau Quảng Ninh).
Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%. Một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%”, ông Đông cho biết.
Đối với công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng, theo ông Đông, các bộ, ngành đã nỗ lực tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn. Đáng chú ý, qua 6 tháng thực hiện kế hoạch hoạt động Hội đồng vùng năm 2023, đến nay đã cơ bản hoàn thành 13/27 nhiệm vụ đạt tỷ lệ 48%.
Các địa phương trong vùng đã chủ động thực hiện các hoạt động liên kết, kết nối để khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Phối hợp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký kết về hợp tác giữa các địa phương trong vùng, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, tiểu vùng Duyên hải phía Đông và hợp tác với TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, ký kết biên bản ghi nhớ liên kết phát triển bền vững tiểu vùng bán đảo Cà Mau giữa 4 tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang. Đã có sự thay đổi rõ nét từ tư duy cho đến hành động cụ thể với phương châm “không thể đi xa nếu không đi cùng nhau”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp