Thị trường

Cơ chế nào để quản lý mô hình kinh tế chia sẻ?

Hiện nay, từ việc đi lại, nghỉ ngơi lưu trú đến hoạt động cho vay… đều đã có những dấu ấn không nhỏ của mô hình kinh tế chia sẻ.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 311 tỷ USD, xuất siêu gần 3 tỷ USD / Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ: Một chuyển biến trong hành động của Chính phủ

Doanh nghiệp thuộc mô hình kinh tế chia sẻ ứng dụng công nghệ mới có thể được tự do hoạt động trong một giới hạn địa lý và thời hạn cụ thể. Những bất cập phát sinh nếu có sẽ là cơ sở để Nhà nước đưa ra chính sách quản lý.

Trong những ngày qua, giới công nghệ không khỏi xôn xao trước thông tin Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới - dạng "sandbox" để triển khai, ứng dụng các công nghệ cho mô hình kinh tế chia sẻ. Bởi nếu nhìn vào thực tế hiện tại, từ việc đi lại, nghỉ ngơi lưu trú, đến hoạt động cho vay… đều đã có những dấu ấn không nhỏ của các mô hình này.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cơ chế mới đã ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng từ giới doanh nghiệp đang có hoạt động kinh tế chia sẻ hay các startup công nghệ trong nước. Bởi chính họ đang cần có những khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn cho mô hình kinh doanh của mình. Nếu nhìn lại, ở Việt Nam đã có những mô hình kinh tế chia sẻ xuất hiện trong 3-4 năm trở lại đây. Vậy có những vấn đề nào phát sinh từ các mô hình này?

Ở đây có thể thấy có 2 bất bình đẳng chính đó là bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước có cùng hình thức hoạt động. Như trong lĩnh vực chia sẻ phòng nghỉ, trong khi cơ chế thu thuế Airbnb chưa có thì Luxstay, một doanh nghiệp trong nước phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần phí thu lại từ các giao dịch. Hay như cùng là mô hình kinh tế chia sẻ bằng ứng dụng kết nối chủ xe với khách hàng, nhưng Grab lại được hưởng một chính sách thuế riêng, trong khi các doanh nghiệp trong nước như Be, Log Lag… lại phải đóng thuế theo cách tính với doanh nghiệp vận tải.

Còn bất bình đẳng tiếp theo chính là giữa các mô hình kinh tế chia sẻ du nhập từ nước ngoài với các doanh nghiệp truyền thống trong cùng lĩnh vực. Mâu thuẫn thậm chí đã khiến các doanh nghiệp phải đưa nhau ra tòa, doanh nghiệp truyền thống đã đòi bồi thường đến hàng chục tỷ đồng vì cho rằng đó là thiệt hại mà doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ nước ngoài gây ra.

Cơ chế sandbox sẽ có thời hạn áp dụng khác nhau cho mỗi lĩnh vực, để từ đó có cơ sở xây dựng quy định quản lý phù hợp. Nhưng dù là khuôn khổ pháp lý nào thì vẫn sẽ phải tuân thủ theo tinh thần của "đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ" vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành mới đây. Đó là sẽ không cần thiết phải có các chính sách riêng biệt cho hình thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ do đây không phải là một bộ phận tách rời hoặc một thành phần kinh tế riêng trong nền kinh tế.

 

Theo Trung tâm Tin tức VTV24/VTV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm