Có xuất khẩu gạo hay không còn chờ đánh giá lại số liệu
Cần đánh giá lại lượng tồn kho thóc gạo trong dân, lượng tồn kho trong các doanh nghiệp để Chính phủ quyết định tạm giãn tiến độ xuất khẩu.
Các thị trường tài chính mới nổi chịu gánh nặng từ đại dịch Covid-19 / HDBank giảm đến 5% lãi suất cho vay cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ
Những tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 liên tục gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng. Nhu cầu với một số mặt hàng thiết yếu nhu yếu phẩm, trong đó có gạo đang tăng rất nhanh và đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ lương thực để bảo đảm cuộc sống cho người dân.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt 928.798 tấn, tăng 31,7%. Tại một số thị trường, lượng xuất khẩu tăng rất mạnh như Malaysia tăng 149%, Trung Quốc tăng 595%... Đây là nguyên nhân chính khiến giá thóc, gạo trong nước cũng biến động mạnh, tăng khoảng 20 - 25% tùy theo chủng loại.
Xuất khẩu gạo có tốc độ tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa: KT
Trong điều kiện xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra hết sức gay gắt, ảnh hưởng tới hàng chục nghìn ha trồng lúa tại ĐBSCL, nếu xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như 2 tháng vừa qua, Việt Nam sẽ đứng trước rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước.
Đứng trước tình hình này, Bộ Công Thương đã đưa ra nhận định, nếu việc xuất khẩu gạo vẫn diễn tiến như 2 tháng đầu năm cũng như trong tháng 3 này, Việt Nam có thể sẽ đối diện với rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước.
Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cân nhắc một số phương án, trong đó có phương án tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo và xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu gạo. Sau khi xem xét, lắng nghe ý kiến của các Bộ, ngành, Thủ tướng quyết định tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến cuối tháng 5/2020.
Sau khi Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Công Thương nhận được ý kiến của các địa phương vùng ĐBSCL và một số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về việc, cần có sự đánh giá lại về sản lượng thóc, gạo vụ Đông Xuân năm nay cũng như lượng tồn kho thực tế trong dân và tại các doanh nghiệp.
Chính vì thế, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kiểm tra lại lần nữa lượng tồn kho trong dân, lượng tồn kho trong các doanh nghiệp và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Thông tin về tiến trình thực hiện tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cho biết, khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ cùng các Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính và cơ quan liên quan khẩn trương làm việc với các tỉnh, thành sản xuất, xuất khẩu gạo trọng điểm và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu tại TP HCM dự kiến vào ngày 26/3 tới đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo