Thị trường

Tuyên Quang: Làm giàu từ chăn nuôi dê

Sau gần 20 năm phát triển chăn nuôi dê, gia đình anh Hà Đức Luân, thôn Ba Hai, xã Nhân Lý (Chiêm Hóa) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Các thị trường tài chính mới nổi chịu gánh nặng từ đại dịch Covid-19 / Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh trong quý 1/2020



Anh Hà Đức Luân, thôn Ba Hai, xã Nhân Lý (Chiêm Hóa) chăm sóc đàn dê của gia đình.

Ban đầu, anh Luân mua 5 cặp dê nuôi thử nghiệm. Nhờ chăm sóc tốt, đàn dê bắt đầu cho hiệu quả kinh tế. Anh nhân đàn, đến nay, gia đình có trên 100 con dê, trong đó có hơn 50 con dê nái. Anh Luân cho biết, việc chăn nuôi dê rất phù hợp với địa bàn, bởi nơi đây địa hình đồi núi, khí hậu mát mẻ, cỏ dại phát triển là nguồn thức ăn dồi dào để chăn thả dê. Hàng ngày, khi mặt trời lên cao, cây cỏ hết ướt sương anh mới thả đàn dê để tránh dê bị mắc bệnh đường ruột. Để đàn dê phát triển tốt, chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, tránh ánh nắng, sàn chuồng làm bằng gỗ cách mặt đất khoảng 1 mét vì loài dê không ưa độ ẩm cao.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ dê thịt rất mạnh, các thương lái tìm đến tận nhà hỏi mua với giá khá cao và ổn định. Một con dê con nuôi dưỡng tốt, sau 10 tháng bắt đầu sinh sản. Trung bình mỗi năm dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 đến 3 con, nuôi khoảng 7 đến 8 tháng có thể đạt 20 - 30 kg và xuất bán. Hiện dê thịt có giá 150.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh xuất bán khoảng 1,3 tấn dê thương phẩm, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi 150 triệu đồng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm