Thị trường

Covid-19 khiến lợi nhuận ngành ngân hàng phân hóa mạnh trong quý I/2020

DNVN - Kết quả kinh doanh quý I/2020 của các ngân hàng đã bắt đầu chịu tác động bởi Covid-19, trong đó có nhiều ngân hàng ghi nhận sụt giảm lợi nhuận rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo Trung Quốc được mùa vải thiều, Việt Nam nên thận trọng! / Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 6,3%

Lợi nhuận sụt giảm
Sự bùng phát của dịch Covid-19 dường như đã tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng.
Báo cáo tài chính Hợp nhất quý I của “ông lớn” Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.223 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 4.183 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 54 tỷ. Trong khi hoạt động kinh doanh khác cũng giảm 11%, chỉ có lãi 1.039 tỷ đồng.
Trong khi lợi nhuận giảm thì chi phí hoạt động tăng 12% lên 4.910 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 43%, lên mức 2.152 tỷ đồng. Đây là những nguyên nhân chính kéo lùi lợi nhuận của ngân hàng trong quý I/2020.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại Vietcombank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại Vietcombank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Trong quý I, Ngân hàng MB cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm. Tổng thu nhập hoạt động của MB trong quý 1/2020 tăng 16% lên mức 6.338 tỷ đồng so với cùng kỳ. Dù ngân hàng cũng đã "thắt lưng buộc bụng" giảm chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt tới 117% lên mức 2.092 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế giảm 9,4%, chỉ đạt 2.195 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng quay đầu giảm 8% còn 1.782 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tiền gửi của khách hàng tại MB giảm mạnh 12%, xuống còn 240.737 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Tiền gửi khách hàng tính đến 31/3/2020. Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.

Tiền gửi khách hàng tính đến 31/3/2020. Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.

Tương tự, lợi nhuận trước thuế của Sacombank giảm 7% so với cùng kỳ, xuống còn 989 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, lợi nhuận chỉ còn 785 tỷ đồng bất chấp việc ngân hàng này đã giảm gần 3% (418 tỷ đồng) chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Lợi nhuận Sacombank sụt giảm chủ yếu do lãi từ hoạt động khác giảm mạnh 77%, chỉ đạt 71 tỷ đồng; lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 21% so với cùng kì, xuống còn 18 tỷ đồng. Trong khi chi phí hoạt động lại tăng 21% lên mức hơn 2.477 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại Sacombank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại Sacombank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Việc các "ông lớn" ngân hàng có kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong quý I không bất ngờ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mức sụt giảm lợi nhuận này còn lớn hơn với một số ngân hàng nhỏ.
Đơn cử như tại Nam A Bank, lãi trước thuế của ngân hàng này chỉ đạt 143 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại NamABank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại NamABank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Trong khi nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 thì, nhiều ngân hàng vẫn 'ăn nên làm ra' trong quý I/2020.
Cụ thể, VietABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 81 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kì năm 2019.
Tương tự, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng TPBank, ACB cũng tăng lần lượt 18,4%, 13% so với cùng kì năm trước đạt 1.009 tỷ đồng và 1.925 tỷ đồng.
Hà Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm