Covid-19: Nhiều ngành khác lao đao, nhưng ông lớn bất động sản vẫn công bố lãi 'khủng"
Khôi phục ngành công nghiệp không khói, đảm bảo an toàn dịch bệnh / Mỹ, Trung Quốc vẫn nhập khẩu nhiều trái cây Việt Nam
Bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản Việt Nam trong quý I/ 2020
QuysI/2020 nhiều ngành kinh tế rơi vào khủng hoảng khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Dịch bệnh này đã tạo ảnh hưởng lên hầu hết tất cả các ngành nghề lĩnh vực trong đó có bất động sản (BĐS).
Trong báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, quý I/2020, thị trường BĐS vô cùng trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm. Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Cụ thể, lượng cung mới chào bán gần 18.700 sản phẩm, với hơn 8.350 căn hộ chung cư và hơn 10.300 nhà ở thấp tầng. Giao dịch thành công là hơn 2.750 sản phẩm, tỷ lệ hấp thu là 14,8%, chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Đại diện VARS cho biết thêm, ngay tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh - hại thị trường BĐS sôi động nhất cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về lượng giao dịch. Cụ thể, tại Hà Nội, quý I/2020 chỉ ghi nhận có 181 giao dịch trên tổng số 1.167 căn hộ được chào bán, trong khi so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ này là 3.141 giao dịch/4.654 căn hộ chào bán. Tại TP.Hồ Chí Minh, trong quý I/2020 cũng chỉ ghi nhận có 815 giao dịch thành công trên tổng số 4.664 căn hộ chào bán. So với quý I/2019, tỷ lệ này là 2.613 giao dịch/3.040 căn hộ chào bán.
Với lượng giao dịch hạn chế, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chủ đầu tư và sàn giao dịch BĐS buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án vì tránh tụ tập đông người phòng chống dịch bệnh; đến nay có khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới BĐS thất nghiệp.
Theo đại diện Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định: Trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng với không bán được sản phẩm do dịch bệnh, đã xuất hiện dấu hiệu nhiều chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã tìm kiếm nhà đầu tư để chào mời, chuyển nhượng dự án theo hình thức mua bán, sáp nhập hoặc bán cổ phần, hoặc từng phần dự án giảm thiệt hại cho doanh nghiệp và đây cũng sẽ là cơ hội để thị trường BĐS sàng lọc doanh nghiệp yếu kém.
Nhiều ông lớn trong ngành bất động sản vẫn sống khỏe trong dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)
Nhiều ông lớn trong ngành bất động sản vẫn sống khỏe trong dịch Covid-19
Với sự ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 cùng với những biện pháp thực hiện giãn cách xã hội, các chủ đầu tư và các sàn giao dịch bất động sản buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án. Đến thời điểm này có khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động và nhiều chuyên viên môi giới bất động sản phải rơi vào trạng thái thất nghiệp.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh của một số ông lớn trong ngành bất động sản thì ngay trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhất ở nước ta họ vẫn sống khỏe thậm chí còn đạt lợi nhuận “khủng”.
Một ví dụ có thể kể đến đó là Vinhomes. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 của đơn vị này công bố thì lợi nhuận sau thuế của Vinhomes lên đế 7.645 tỷ đồng, tăng 4.958 tỷ đồng, tương đương 185% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ đạt 6.519 tỷ đồng, tăng 666 tỷ đồng, tương đương 11,4%. Trong đó, hoạt động cốt lõi là chuyển nhượng bất động sản đạt 5.717 tỷ đồng doanh thu, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản và các dịch vụ liên quan đạt 366 tỷ đồng, tăng 18,8%.
Đặc biệt, Vinhomes còn gây ấn tượng mạnh khi doanh thu từ hoạt động tài chính tăng từ 5.651 tỷ đồng, tương đương 192% lên 8.591 tỷ đồng. Mặc dù các chi phí quản lý của đơn vị này cũng tăng mạnh từ 194 tỷ đồng lên 533 tỷ đồng thì lợi nhuận sau thuế quý I của Vinhomes vẫn cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Một đơn vị khác đó là Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Novaland) mới đây cũng vừa công bố kết quả tài chính hợp nhất quý I/2020. Theo đó, tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 489 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 303 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, mặc dù các hoạt động kinh doanh bất động sản gần như bị đóng băng trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp thì vẫn những ông lớn và một số doanh nghiệp nhạy bén với thị trường vẫn phát triển ngay cả trong thời điểm dịch bệnh diễn biến gây bất lợi nhất cho thị trường.
Bằng chứng là việc chuyển một loạt các đơn vị bất động sản đã dần chuyển phương thức bán hàng từ offline sang online như Vingroup, Cengroup, Sunshine Group… hoặc áp dụng chuyển đổi số, sử dụng các công nghệ hiện đại vào việc tăng tương tác, trải nghiệm của người dùng giúp khách hàng có được đầy đủ thông tin, hình ảnh chân thực sống động mà không cần đến tận nơi để thăm quan dự án như livestream tại dự án, sử dụng phần mềm với hình ảnh 3D từ đó có thể rút ngắn được thời gian mua hàng, điển hình như: Novaland, Hưng Thịnh, An Gia Group…
Theo nhận định của một số chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 tác động lên thị trường bất động sản theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Một mặt nó tạo ra một loạt những thách thức và khó khăn, mặt khác nó tạo ra nhiều cơ hội hơn khi trong giai đoạn khó khăn các doanh nghiệp buộc phải thay đổi, làm mới mình để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng và tạo ra những giá trị lớn hơn phù hợp với nhu cầu của thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh