Cuối năm tín dụng sẽ... bật tăng trở lại
"EVFTA không chỉ là nơi xuất con tôm, bán cân gạo" / Hiện thực hóa kỳ vọng vào EVFTA sẽ phụ thuộc vào chính bản thân của doanh nghiệp
Dự báolãi suất có thể giảm thêm một nhịp nữa, khoảng 0,5 - 1%/năm. |
Tăng trưởng tín dụng đến ngày 16/9 mới đạt 4,81%, song nhiều chuyên ra vẫn lạc quan cho rằng 3 tháng cuối năm tín dụng sẽ tăng tốc và đạt 9% cả năm.
Tiền vẫn vào ngân hàng
Từ giữa tháng 9/2020, làn sóng giảm lãi suất huy động tiếp tục diễn ra. Hàng loạt ngân hàng như Vietcombank, HDBank, Techcombank, ACB, NamABank… đồng loạt giảm thêm 0,2-0,4% lãi suất huy động tùy từng kỳ hạn. Như vậy, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động nhiều kỳ hạn đã giảm rất sâu, có kỳ hạn giảm tới 2,5%.
Dù hiện nay Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động VND kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 4,25% nhưng lãi suất kỳ hạn 1 tháng ở "nhóm Big 4" (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) và các ngân hàng cổ phần lớn chỉ dao động trên dưới 3%/năm. Ở kỳ hạn 5 tháng, mức lãi suất cao nhất của các ngân hàng nhóm này mới ở mức 4,05%/năm.
Hiện nay, ở nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ, chỉ còn vài nhà băng huy động với mức lãi suất trần, còn đa số đã giảm xuống dưới 4%/năm.
Với kỳ hạn dài từ 6 tháng đến 36 tháng, đa số ngân hàng khác áp dụng mức trên dưới 6%/năm, chỉ còn Eximbank áp dụng lãi suất 7,2%/năm cho kỳ hạn huy động 12 tháng.
Mức lãi suất cao đột biến hầu như chỉ áp dụng ở kỳ hạn từ 13 tháng với mức tiền gửi từ 100 - 500 tỷ đồng. Tất nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để ngân hàng huy động được số tiền đó từ 1 khách hàng cũng rất khó khăn, vì vậy mức lãi suất này nhằm mục đích để ngân hàng làm căn cứ ấn định mức lãi suất cho vay chứ không phải huy động từ thị trường.
Mặc dù vậy, khả năng tiền chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng là không cao.
Ông Nguyễn Hưng,Tổng giám đốc TPBank cho hay,tăng trưởng vốn huy động tại TPBank vẫn rất tốt, không có dấu hiệu giảm nên thanh khoản của Ngân hàng rất dồi dào. Được biết, nửa đầu năm nay, tín dụng của TPBank tăng 11%, nhưng huy động vốn tăng tới 25%.
Tương tự, tại Agribank, tín dụng nửa đầu năm chỉ tăng 1,2%, trong khi huy động vốn tăng tới hơn 4%, dòng tiền chảy vào ngân hàng vẫn tăng hàng ngày. Đặc biệt, các doanh nghiệp lớn, sở hữu lượng tiền mặt hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng vẫn để tiền “ngủ đông” trong ngân hàng. Với sự rủi ro, bấp bênh của các kênh đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, dòng tiền sẽ vẫn tiếp tục chảy vào các ngân hàng.
Lãi suất không còn là rào cản
Cùng chiều với lãi tiền gửi, nhưng lãi suất cho vay giảm nhẹ hơn chỉ 0,5 - 1,5%/năm so với hồi đầu năm, tùy theo thời hạn vay. Ở kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, mức cho vay phổ biến là 8 - 9%/năm. Lãi suất cho vay dài hạn trên 12 tháng vẫn quanh mức 10%/năm.
Chính mức lãi suất cho vay giảm đáng kể là một trong những yếu tố giúp tín dụng đang dần hồi phục trở lại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được nguồn vốn rẻ.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, thành viên HĐQT ngân hàng SCB cho hay, hiện vốn vay của ngân hàng đã rẻ hơn trước rất nhiều, nhưng cũng chỉ rót vào được những ngành có khả năng hấp thụ như bán lẻ, tiêu dùng, nhu yếu phẩm, dược phẩm… Còn với những ngành bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, doanh nghiệp chỉ có nhu cầu được cơ cấu nợ, chưa có nhu cầu vay mới.
Tương tự, lãnh đạo Agribank cho hay, số doanh nghiệp mong muốn được cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho khoản vay hiện hữu nhiều hơn doanh nghiệp có nhu cầu vay mới.
Dự báo về xu hướng lãi suất huy động, cho vay từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia cho rằng lãi suất có thể giảm thêm một nhịp nữa, khoảng 0,5 - 1%/năm. Lý do là các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí để có thể giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN. Trong bối cảnh thanh khoản đang dư thừa và lãi suất đầu ra giảm, có rất ít khả năng tăng lãi suất huy động.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm từ 0,8 đến 1%/năm tại các kỳ hạn trong cả năm 2020. Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở khi mới đây NHNN cũng khẳng định, NHNN sẽ điều tiết thanh khoản, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, hạn chế phải tăng lãi suất huy động trên thị trường để lấy vốn cho vay.
Trường hợp cần thiết NHNN tái cấp vốn với lãi suất hợp lý, chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để làm sao có nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho vay với lãi suất ưu đãi với doanh nghiệp và người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao