Doanh nghiệp gạo được tháo “gông” nhưng xuất khẩu vẫn giảm hai con số
Báo Nhật Bản đánh giá tích cực về triển vọng hợp tác Nhật - Việt / 5 năm cải thiện môi trường kinh doanh: Hầu hết chỉ số có tăng điểm
Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình hình xuất khẩu, giá lúa, gạo nội địa, lượng gạo tồn kho.
Luỹ kế 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu gần 4,7 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,55 tỷ USD, giảm 18,8% về số lượng và 10,8% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 477,88 USD/tấn, tăng 46,9 USD/tấn.
Giá xuất khẩu gạo tăng gần 47 USD/tấn. |
Các loại gạo xuất khẩu gồm gạo cao cấp, gạo cấp trung bình, gạo cấp thấp, gạo thơm và nhiều loại gạo đặc trưng khác… Nếu tính cả các đơn hàng chưa giao, số lượng xuất khẩu đạt 5,7 triệu tấn.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc lên tới 1,4 triệu tấn. TIếp đó là Indonesia với 777.554 triệu tấn. Các thị trường lớn khác gồm Malaysia, Philippines, Hồng Kông, Cu Ba, Ghana, Iraq, Úc…
Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có hơn 140 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo, trong đó, 3 doanh nghiệp được cấp sau khi Nghị định 107/2018 có hiệu lực từ ngày 1/10.
Nghị định 107/2018 thay thế Nghị định 109/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo được giới chuyên gia đánh giá là đã tháo "gông" khi bãi bỏ một số điều kiện gây khó cho doanh nghiệp muốn gia nhập ngành kinh doanh này. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ không phải đầu tư kho chứa, không phải đăng ký xuất khẩu gạo qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam, không còn giá sàn xuất khẩu gạo...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam