Doanh nghiệp tìm phương án kích thích sức mua dịp cuối năm
Ngành nông nghiệp phát triển vượt trội sau khi gia nhập WTO / Cải thiện môi trường kinh doanh dư địa cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tết Tân Sửu không lo thiếu thực phẩm
Vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021, Bộ Công Thương nhận định sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Để đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng thiết yếu cho người dân, tính tới thời điểm hiện nay, các địa phương trên cả nước đã lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho dịp Tết.
Các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đảm bảo được lượng cung tập trung cho thị trường vào dịp Tết. Giá thóc gạo dịp sát Tết có tăng nhẹ do nhu cầu xuất khẩu tăng nhưng với tổng sản lượng lúa năm nay đạt trên 43 triệu tấn, đủ cho cho nhu cầu Tết Tân Sửu trong nước.
Bên cạnh đó, rau vụ đông tăng năng suất 20-30% so với cùng kỳ mọi năm, chất lượng cũng được đảm bảo. Như vậy, thực phẩm cho Tết Tân Sửu sẽ không khan hiếm và không bị đứt gãy nguồn cung vì ngoài nguồn trong nước còn có các kho nhập ngoại dự trữ cho một số mặt hàng thiết yếu.
Những ngày cận Tết Nguyên đán là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm bởi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao. Tuy nhiên, qua 1 năm đầy biến động do ảnh hưởngdịch COVID-19, thiên tai, bão lụt, thu nhập, của người dân cũng bị ảnh hưởng rất lớn chính vì vậy thói quen tiêu dùng đã có sự thay đổi. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp dè dặt hơn trong việc nhập hàng hoặc sản xuất hàng hóa để bán Tết, đồng thời, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua sắm cuối năm.
Hình minh họa. Ảnh: Dân trí.
Doanh nghiệp tìm phương án kích thích sức mua dịp cuối năm
"Mua giày tặng nồi, tặng chén" là chương trình khuyến mãi được một doanh nghiệp ở Đà Nẵng đưa ra để kích thích nhu cầu mua sắm của người dân. Khuyến mãi bằng việc tặng quà là những sản phẩm mang tính hữu dụng cao là cách được nhiều doanh nghiệp chọn để thu hút người dân mua sắm trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Sức mua sắm chuẩn bị tết Nguyên đán trên thị trường đã có dấu hiệu cải thiện, nhưng nhìn toàn cục vẫn còn rất yếu so với thời điểm này những năm trước. Nhu cầu chi tiêu của khách hàng chắt chiu, dè sẻn hơn, vì vậy, bên cạnh chương trình khuyến mãi, nhiều doanh nghiệp đã kéo giãn biên độ giá thành các sản phẩm, để có một mức giá thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho khách hàng.
Ghi nhận tại nhiều siêu thị lớn ở Đà Nẵng, sức mua sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ mọi năm. Người dân hầu như chỉ tập trung nguồn tài chính chủ yếu vào hàng hóa lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu, các nhóm hàng hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, đồ dùng gia đình và thời trang may mặc giảm mạnh.
Hình minh họa.
Ông Phan Thống, Giám đốc siêu thị Co.opmart Đà Nẵng, cho biết: "Tết năm 2021 chúng tôi đã có kế hoạch dự trữ nguồn hàng nghiêng về hướng thực phẩm, chuẩn bị các hàng hóa phục vụ Tết đầy đủ cho nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi thực hiện khuyến mãi 2 tháng trước Tết. Tháng đầu tiên, khuyến mãi trên các nhóm hàng thực phẩm, đồ dùng gia đình, thời trang may mặc, hóa mỹ phẩm chất tẩy rửa còn 1 tháng trước Tết, chúng tôi tập trung khuyến mãi các nhóm hàng bánh mứt kẹo và nhưng ngày cận tết thì chúng tôi tập trung khuyến mãi các nhóm hàng tươi sống, rau củ quả. thịt cá và trái cây để phục vụ đời sống người dân".
Trải qua một năm với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng lượng hàng được các doanh nghiệp dự trữ chuẩn bị bán Tết ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn tăng 13-15% so với năm trước, trong đó tập trung hàng thiết yếu, bình dân. Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, giá hàng hóa năm nay sẽ không có biến động lớn do các doanh nghiệp bán lẻ đã lên kế hoạch khuyến mãi, giảm giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh