Dự báo giá phân bón khó có thể hạ nhiệt trong năm nay
Cảnh giác với kit test nhanh COVID-19 bán tràn lan trên mạng xã hội / Những ngành xuất khẩu tỷ USD trong tháng 7/2021
Tại cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đánh giá, từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trong nước và thế giới đã liên tục tăng dần qua từng tháng.
Cụ thể, với giá phân bón sản xuất trong nước: Phân urê (đạm Cà Mau): tăng 72% (từ 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng /kg); Phân DAP (Đình Vũ ) tăng: 67,3% (từ 8.550 đồng /kg lên 14.300 đồng /kg); Phân NPK (Bình Điền): tăng 24,3% (loại NPK 16-16-8+13S từ 8.000 đồng /kg lên 10.760 đồng /kg).
Với phân bón nhập khẩu: Phân SA bột của Trung Quốc tăng 60,6% (từ 3.270 đồng/kg lên 5.250 đồng /kg); Phân DAP 64% nhập khẩu TQ tăng 50% (từ 11.200 đồng /kg lên 16.800 đồng /kg); Phân Kali tăng 72,9% (kali miểng Israel từ 6.650 đ/kg lên 11.500 đồng/kg).
"Tỷ lệ tăng giá của phân bón nhập khẩu cao hơn so phân bón sản xuất trong nước", đại diện Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh.
Cục Bảo vệ thực vật dự báo giá phân bón khó có thể hạ nhiệt trong năm nay.
Bên cạnh đó, về một số loại vật tư nông nghiệp khác, như: Các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ) có tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Giá lúa giống: Bình ổn. Chi phí máy gặt đập và công lao động phổ thông bình ổn. Tuy nhiên, một số nơi thiếu lao động do giãn cách xã hội.
Nguyên nhân chính khiến giá phân bón tăng mạnh, theo Cục Bảo vệ thực vật, là do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao. Trong 7 tháng qua, các nguyên liệu chính để sản xuất phân bón đã tăng mạnh, cụ thể giá lưu huỳnh tăng 233% (từ 95 USD/tấn lên 221 USD/tấn), giá axit sunfuric (H2SO4) tăng 232%, giá khí amoniac (NH3) tăng 220%, giá quặng apatit tăng 7,7%. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới tăng và container rỗng bị thiếu đã kéo theo giá cước vận tải tăng lên 3-5 lần.
Về nguồn nhập khẩu, tổng lượng phân bón nhập khẩu đầu năm đến nay biến động không đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Phân kali và urê nhập khẩu vẫn tăng nhẹ trong khi lượng DAP nhập khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chí phí vận tải tăng cao, chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu toàn cầu dễ bị đứt gãy, Cục Bảo vệ thực vật dự báo, giá phân bón trong nước cũng như trên thế giới từ giờ đến cuối năm 2021 duy trì ở mức cao.
"Nhìn toàn cảnh từ nhu cầu tăng cao đến các yếu tố đầu vào sản xuất, vận chuyển thì giá các loại phân bón trên thế giới dự báo trong tháng 8 vẫn tiếp tục tăng nóng và thậm chí khó có thể hạ nhiệt trong năm nay", báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật nêu. Tuy nhiên, mức độ tăng tại Việt Nam có thể ít và chậm hơn.
Để bình ổn giá phân bón, Cục Bảo vệ thực vật kiến nghị các Bộ, ban, ngành liên quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón thống nhất các biện pháp như tăng sản lượng sản xuất, hạn chế xuất khẩu, ưu tiên nguồn hàng phục vụ sản xuất trong nước. Cục đề nghị, các lực lượng chức năng sẵn sàng vào cuộc, để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tích trữ, thổi giá để trục lợi.
Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị người dân cần sử dụng phân bón với lượng vừa đủ, cân đối, tránh lãng phí nhưng bảo đảm hiệu quả. Muốn vậy, người nông dân cần tuân theo nguyên tắc “5 đúng”, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM…), sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế một phần phân vô cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay thế thuốc hóa học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương