Dự báo những tháng tới, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều thách thức
DNVN - Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú, hoạt động xuất - nhập khẩu hai tháng đầu năm và dự báo những tháng tới rất thách thức. Hầu hết các dự báo từ cuối năm ngoái cho thấy hoạt động kinh tế toàn cầu và Việt Nam trong năm 2023 có khó khăn và suy thoái nhất định.
Doanh nghiệp kiến trúc cần làm gì để xây dựng thương hiệu? / Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Nóng vấn đề thu hồi đất
Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/2, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, hội nghị lần này tập trung bàn thảo về các cơ hội xuất khẩu ngành thực phẩm chế biến, với trọng tâm vào các thị trường khu vực châu Á và một số thị trường châu Đại Dương, châu Phi.
Đồng thời thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng măc trong hoạt động xuất - nhập khẩu, qua đó hướng tới mục tiêu phát triển xuất - nhập khẩu bền vững đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam.
Dù tình hình thế giới đã có những phục hồi tích cực, tuy vậy, ngành chế biến thực phẩm được dự báo sẽ tiếp tục gặp những trở ngại về mặt vĩ mô và môi trường kinh doanh trong năm 2023. Những cú sốc về chuỗi cung ứng tại các thị trường xuất khẩu làm giá nguyên, nhiên, vật liệu, giá cước vận chuyển tăng cao khiến giá thành hàng hóa ở mức cao, nhu cầu tiêu giảm, ảnh hưởng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Thông tin về hoạt động ngoại thương 2 tháng đầu năm 2023, ông Vũ Bá Phú cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa hai tháng đầu năm nay ước tính xuất siêu 2,82 tỷ USD.
Đánh giá về số liệu này, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, tình hình ngoại thương hai tháng đầu năm và dự báo những tháng tới là rất thách thức. Hầu hết các dự báo từ cuối năm ngoái cho thấy hoạt động kinh tế toàn cầu và Việt Nam trong năm 2023 có khó khăn và suy thoái nhất định.
Tình hình ngoại thương hai tháng đầu năm và dự báo những tháng tới rất thách thức.
Qua phản ánh của các hiệp hội, ngành hàng, tình hình kinh tế rất khó khăn. Theo chia sẻ của Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa), trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, sức mua giảm, do đó đơn hàng giảm tới 60%.
Tương tự, ngành điều, dệt may - đều là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhưng số lượng đơn hàng giảm rất nhiều. Như mọi năm, các đơn hàng bắt đầu từ đầu năm cho đến 6 tháng cuối năm, thậm chí sang quý III và quý IV. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN dệt may, da giày chỉ nhận được đơn hàng xuất khẩu đến 6 tháng đầu năm, và số lượng đơn hàng giá trị lớn rất ít.
Nguyên nhân là kinh tế thế giới đâu đó suy thoái, chưa có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt tại một số thị trường rất khó khăn. Do sức mua giảm nên tâm lý người tiêu dùng chỉ tập trung vào hàng hóa thiết yếu, các mặt hàng không thiết yếu có sự giảm sút rất lớn.
"Năm 2023, đặc biệt là ngay sau Tết Nguyên đán, rất nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu, thương mại và đầu tư đã được tổ chức khẩn trương trên khắp các địa phương, ngành hàng. Mặc dù các DN trong nước và cả hệ thống chính trị đã có những nỗ lực, cố gắng hết sức nhưng kết quả ngoại thương 2 tháng đầu năm 2023 chưa được như kỳ vọng", ông Vũ Bá Phú nói.
Một số dự báo trong nước đều cho rằng, kinh tế thế giới sẽ không bị suy thoái nặng nề trong năm nay và một số nền kinh tế lớn sẽ có sự "hạ cánh mềm". Nửa đầu năm 2023 có thể là giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng từ quý III, IV/2023, kinh thế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, bắt đầu hồi phục và đạt được mức tăng trưởng khả quan, sức mua hồi phục, thương mại quốc tế hồi phục dần.
Để đón đầu dự báo lạc quan đó, theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, các DN, ngành hàng cần theo dõi sát sao tình hình biến động thế giới, thông tin từ các thương vụ, tham tán. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, nhu cầu giảm sút, chúng ta sẽ tập trung vào những mặt hàng thiết yếu. Bộ Công Thương mong muốn các thương vụ tiếp tục thông tin kịp thời về sự hồi phục, nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là nông sản, chế biến thực phẩm tại các thị trường chủ lực.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo