Mỗi tháng gần 26 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường
DNVN - Số liệu kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2023 vừa được Tổng cục Thống kê công bố có nhiều thông tin đáng chú ý. Trong đó, có 51,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,5%; bình quân một tháng có 25,7 nghìn doanh nghiệp rời thị trường...
Chính sách kinh tế mới hiệu lực từ tháng 3/2023 / Doanh nghiệp kiến trúc cần làm gì để xây dựng thương hiệu?
Sản xuất công nghiệp tăng ở 44 địa phương
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2023 ước tính tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, IIP ước giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,8%; ngành chế biến, chế tạo giảm 6,9%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,2%. Riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,3%.
Theo đó, IIP hai tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 44 địa phương và giảm ở 19 địa phương trên cả nước.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 1/2/2023 tăng 0,5% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,1% so với cùng thời điểm năm trước.
Mỗi tháng có 25,7 doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2, cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 18,5% so với tháng trước và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, cả nước còn có hơn 3.900 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 73,9% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022.
2 tháng đầu năm 2023 có 51,4 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Trong khi đó, có 3.800 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 89,1% và tăng 9,7%. Cùng với đó là hơn 2.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 61,5% và tăng 37,5%. Hơn 1.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 42,7% và giảm 5,4%.
Tính chung hai tháng đầu năm 2023, cả nước có 37,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, bình quân một tháng có gần 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 51,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,5%. Theo đó, bình quân một tháng có 25,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Xuất, nhập khẩu đều giảm
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2 ước đạt 25,88 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu hai tháng đầu năm 2023, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,8%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2 ước đạt 23,58 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu hai tháng đầu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,6%.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa hai tháng đầu năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 13,1 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 14,6 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 2 ước tính xuất siêu 2,3 tỷ USD. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,82 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,3 tỷ USD).
CPI tăng 4,6%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 2 tăng 0,97% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,31%. Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát cơ bản tăng 5,08%, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,6%).
Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát cơ bản từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 có mức tăng so với tháng trước cao hơn CPI chung. Lạm phát cơ bản tháng 2/2023 ở mức nền cao hơn CPI chung nên có mức tăng so với cùng kỳ năm trước cao hơn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước đạt 481,8 nghìn tỷ đồng, giảm 6% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 994,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hai tháng đầu năm 2023 tăng 24,9% so với hai tháng đầu năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch COVID-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hai tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 77,7% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo