Du lịch MICE tăng trưởng mạnh dịp cuối năm
Giá gạo Việt Nam tăng quá cao chưa hẳn là lợi thế / Emirates đang khai thác bao nhiêu máy bay chở hàng và chở khách tại Đông Nam Á?
Doanh nghiệp tìm hướng phát triển
Sau dịch COVID-19,xu hướng khách đi du lịch lẻ, theo nhóm gia đình tăng mạnh, dòng du lịch MICE cũng phát triển theo, gắn liền với hoạt động tập thể của doanh nghiệp, hội nhóm
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận xét, 2 năm trở lại đây, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện... ) bùng nổ ở các nước trên thế giới. Với Việt Nam, năm 2022, hoạt động này cũng rầm rộ hơn tất cả các loại hình du lịch khác. Đây sẽ là hoạt động chủ lực của du lịch Việt Nam trong tương lai.
Điển hình, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, riêng quý III năm nay đã phục vụ tổng cộng hơn 40.000 khách du lịch MICE trong và ngoài nước. Trong đó, lượng khách MICE trong nước đạt 32.180 khách.
Ông Trần Quốc Bảo, Phó Tổng giám đốc công ty đánh giá, đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, với 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài tăng số lượng các đoàn, quy mô mỗi đoàn khách cũng tăng đáng kể, lên tới cả nghìn người (như đi Hồ Tràm, đi Phan Thiết...).
Y, dược phẩm và tài chính ngân hàng là hai lĩnh vực có nhiều công ty tổ chức du lịch sự kiện và hội nghị nhất; lĩnh vực bán lẻ gần như không có, còn nhà máy sản xuất hàng hóa năm nay đơn hàng kémnên cũng cắt giảm.
Bà Lê Hạnh, CEO Vietluxtour Hà Nội nhận định, ngoài các đoàn nhỏ gọn, trung bình vẫn có những đoàn kháchlớn. Khó khăn kinh tế, khách thắt chặt chi tiêu, nhưng vẫn có doanh nghiệp dành ngân sách cho du lịch MICE để đào tạo văn hóa, giá trị cốt lõi, cống hiến và đóng góp cho cộng đồng, điểm đến.
Đáng lưu ý, “chi phí cắt giảm nhưng các đoàn khách lại đặt ra yêu cầu cao về dịch vụ, ra quyết định sát thời điểm khởi hành - đây là những thách thức với du lịch MICE”, bà Lê Hạnh chia sẻ.
Đại diện các doanh nghiệp du lịch cũng cho rằng, du lịch MICE cũng sẽ là luồng du khách chính với nhiều doanh nghiệp làm du lịch trong dịp cuối năm, nhất là khi các đơn vị thực hiện tổng kết năm.
Tìm hướng liên kết
Với các đoàn khách MICE inbound (khách nước ngoài vào Việt Nam), TS Trịnh Lê Anh, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ du lịch MICE thông tin, trước dịch, các công ty lữ hành tính toán, trung bình lượng khách MICE chiếm 20 - 30%, thậm chí tại doanh nghiệp lớn tháng cao điểm đạt 60%. Trong đó, khách MICE châu Âu chiếm khoảng 20%, được xác định là dòng khách cao cấp, chi tiêu 700 - 1.000 USD/ngày; khách châu Á chi khoảng 400 USD/ngày.
Sau dịch COVID-19, Việt Nam có nhiều dư địa phát triển, đặc biệt du lịch MICE là dòng khách chất lượng cao, giàu tiềm năng. Tuy nhiên, ông Đào Việt Long, Giám đốc điều hành Fantasea Travel (đơn vị chuyên đón khách châu Á) nhận xét, làm du lịch MICE cho nội địa đã khó, cho khách inbound còn khó hơn. Bởi, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về điểm đến, về thành phố tổ chức mà cả đối thủ trong nước nên tỷ lệ thành công rất khó.
“Du lịch hồi phục, một số tín hiệu tốt từ thị trường gần cho du lịch MICE như Malaysia, Singapore, Ấn Độ... Nhưng gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam vấp phải cạnh tranh điểm đến khốc liệt từ các thị trường mạnh về du lịch MICE như Thái Lan, thậm chí cả Trung Quốc. Nếu Việt Nam vừa ban hành chính sách visa thông thoáng từ ngàu 15/8 như cấp e-visa cho công dân tất cả các nước/vùng lãnh thổ, nâng thời hạn lưu trú lên 90 ngày; gia hạn lên 45 ngày với công dân các nước được miễn visa... thì Thái Lan đãmiễn visa 5 tháng cho khách Trung Quốc từ tháng 9”, ông Đào Việt Long cho biết.
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch quốc gia – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), nhận định, MICE là lĩnh vực bứt phá, dẫn dắt sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch MICE cần có sự đồng bộ về chính sách, chiến lược. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đều tự làm trong khi du lịch MICE đòi hỏi sự kết nối đồng bộ, sự vào cuộc của địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng. Việt Nam cần sớm có định hướng phát triển du lịch MICE. Trước tiên là quy hoạch, kế hoạch phát triển loại hình du lịch này, tiếp đó là đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực.
Ở khía cạnh doanh nghiệp, ông Đào Việt Long bày tỏ, vì không có số liệu thị trường, đơn vị đang phải mò mẫm, dựa trên hình dung, kinh nghiệm... là chính. Do đó, cần có số liệu đầu vào để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và đánh giá chính xác hơn.
Dự báo cho thấy, tiềm năng của du lịch MICE toàn cầu rất lớn, đem lại nguồn thu 1.400 tỷ vào năm 2025 so với mức 800 tỷ USD của năm 2019, với hai điểm sáng là châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương nên các quốc gia đều chú trọng. Trong khi đó, Việt Nam mới khai thác phần nhỏ loại hình du lịch này.
"Đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao là yếu tố cần thiết nhất cho du lịch MICE Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó làtính kết nối, sự chọn lọc khắt khe của các điểm đến và sản phẩm khi du lịch MICE ngày càng hướng tới khách cao cấp”, ông Trịnh Lê Anh nhận xét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh