EVFTA: Không có cơ hội nếu không hiểu luật chơi
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam 11/2020 giảm mạnh, chỉ đạt 11,7% so với cùng kỳ / Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phấn đấu thu 5 tỷ vào 2025
Giữa bối cảnh COVID-19, trong 3 tháng đầu thực hiện, xuất khẩu sang EU đã đạt 11 tỷ USD, tăng 5%. Nhập khẩu từ EU cũng đã tăng 11,5%.
Tại "Hội thảo EVFTA: Thành công bước đầu và Cơ hội trong tương lai" diễn ra sáng nay (16/12) tại Hà Nội, Đại sứ phái đoàn EU tại Việt Nam mở đầu hội thảo với câu hỏi những người làm xuất khẩu nông nghiệp có biết rằng với sản phẩm rau, Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu sang EU mà không cần đăng ký trước với cơ quan chức năng, nhưng điều kiện là không được nhiễm khuẩn salmonella, tuy nhiên dạng vi khuẩn này lại thường thấy trên sản phẩm rau của Việt Nam do quá trình vận chuyển.
Với sản phẩm rau, Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu sang EU, nhưng điều kiện là không được nhiễm khuẩn salmonella. (Ảnh: Dân trí)
"Nắm được những thông tin như này, các bạn có thể cải thiện tập quán sản xuất và nắm bắt cơ hội. Với ví dụ này, tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng, việc tối ưu hóa lợi ích của FTA là một thách thức, thách thức không chỉ cho Việt Nam mà cả EU. Chúng ta không thể có lợi thế từ bất cứ điều gì nếu ta không hiểu các nguyên tắc của nó", ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu EU tại Việt Nam, nhận định.
"Bây giờ EU có một hệ thống tự chứng nhận xuất xứ, tiến tới chứng thư điện tử công nhận kiểm dịch động thực vật SPS. Vậy chúng ta phải thay đổi thế nào, với những FTA thế hệ mới, tầm nhìn không chỉ 1 - 2 năm mà phải dài hạn hơn nữa", ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho hay.
Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TTXVN)
"Việt Nam vẫn đang nhập khẩu 80 - 90% thiết bị y tế, với sự tham gia của đầu tư từ EU, tôi kỳ vọng mục tiêu giảm con số này xuống 50% vào năm 2030 là khả thi. Các doanh nghiệp EU rất quan tâm đến mảng thiết bị y tế và dược phẩm, tuy nhiên những thủ tục đầu tư còn phức tạp, quy định chưa nhất quán đang khiến nhiều doanh nghiệp e ngại", ông Torben Minko, thành viên Ban Lãnh đạo EuroCham tại Việt Nam, chia sẻ.
Theo các đại diện EU, việc tiết kiệm chi phí và thời gian có được nhờ giảm bớt thủ tục quan liêu, các trở ngại về kỹ thuật, quản lý, thậm chí còn đáng giá hơn đối với các doanh nghiệp của EU so với việc giảm thuế quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo