Gạo Việt chỉ chiếm 6% thị phần ở thị trường EU
Thị trường PC tăng trưởng nhanh nhất trong 20 năm / Nokia C20 ra mắt ở thị trường Việt với giá 2,29 triệu đồng
Tại hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan mới đây, ôngNguyễn Thành Hải, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan, cho biết thị trường nước này hiện có nhu cầu lớn những mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cá tra, cá basa, tôm, sản phẩm xoài, dứa, chanh leo, cà phê, hạt điều…
Gạo Việt Nam vẫn chiếm thị phần thấp tại thị trường EU. |
Trong đó, mặt hàng gạo, nhất là gạo ST24 và ST25 có khả năng cạnh tranh được với gạo Thái Lan về chất lượng và giá. Hiện giá CIF(giá tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu),các mặt hàng gạo này của Việt Nam tới các nước châu Âu đang thấp hơn 2-3% so với gạo Thái Lan, kể cả tính thuế nhập khẩu.
“Gạo Việt Nam vào EU chỉ chiếm 6%, trong khi Thái Lan và Campuchia cao hơn rất nhiều. Như vậy, hạn ngạch 80.000 tấn vào EU của Việt Nam theo cam kết EVFTA là một khối lượng rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu bình quân là 2,3 triệu tấn/năm của các nước EU và Vương quốc Anh”, ông Nguyễn Thành Hải thông tin.
Theo phân tích của ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, theo cam kết trong EVFTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tiếp đó sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, cho đến nay, cam kết của EU trong EVFTA là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết.
Ông Phú cho biết thêm, do chênh lệch thuế nhập khẩu từ 10-15% so với hàng hóa cùng chủng loại từ các nước đối thủ cạnh tranh như: Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như Campuchia, Myanmar, Bangladesh… nên hàng Việt Nam vào EU nói chung và Ba Lan nói riêng có sức cạnh tranh đáng kể.
Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 10 của EU, chiếm khoảng 1,8% thị phần. Để thương mại giữa Việt Nam và EU cũng như thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan phát huy tốt lợi ích từ EVFTA, các cơ quan, bộ ngành của Việt Nam, trong đó có Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về những cam kết trong hiệp định và đòi hỏi của thị trường. Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, các hàng rào kỹ thuật…
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm này rất khó khăn cho các hoạt động giao thương và trao đổi thương mại trên toàn cầu, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam và Ba Lan, do dịch COVID- 19 gây ra. Vì vậy, việc sử dụng các nền tảng số để xúc tiến thương mại đã mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai nước được gặp gỡ, giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam