Thị trường

Giá cá tra giảm mạnh, người nuôi lỗ kép

Từ đầu năm đến nay, giá cá tra lại bị tuột dốc, người dân nuôi cá tra thương phẩm tại ĐBSCL đang phải đối mặt với nguy cơ lỗ vốn kép.

Doanh nghiệp Việt “thắng thế” trên thị trường thương mại điện tử / Sắp có nghị quyết chuyên đề về đầu tư nước ngoài

Bởi thị trường xuất khẩu cá tra gặp khó khăn; Doanh nghiệp chế biến thu mua giảm. Bên cạnh đó, người nuôi cá lại phải đối mặt với tình trạng cá giống không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ hao hụt cao... Nên người nuôi phải trắng tay là điều khó tránh khỏi. Mặc dù, thời gian qua các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp để ngành cá tra phát triển bền vững, tuy nhiên kịch bản này lại lặp lại như cách đây 2 năm trở về trước.
Theo các hộ dân nuôi cá tra thương phẩm tại tỉnh An Giang, một trong những địa phương đứng đầu về xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL, từ đầu năm đến nay, giá cá tra liên tục giảm, hiện giá cá tra chỉ còn 19.000 đồng/1kg. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong 10 năm qua; doanh nghiệp chế biến xuất khẩu không chỉ thu mua với mức giá rất thấp, mà thu mua với số lượng rất ít, thậm chí có những doanh nghiệp dừng thu mua.
gia ca tra giam manh, nguoi nuoi lo kep hinh 1
Sản lượng cá tra 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt hơn 644 nghìn tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, người nuôi cá còn phải đối mặt với tình trạng nguồn cá giống không đảm bảo chất lượng. Chia sẻ về vấn đề này, ông Cao Lương Tri, nông dân nuôi cá tra ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, do nguồn giống kém chất lượng, khi nuôi cá chết nhiều, tỷ lệ nuôi sống chỉ đạt 40%. Chi phí cho 1kg cá tra thương phẩm hiện nay từ 24 ngàn đến 25 ngàn đồng. Với giá bán như hiện nay, người nuôi lỗ khoảng 4.000 đến 5.000 đồng/kg.
Ông Tri cho biết thêm: “Cá giống hiện nay có 3 bệnh hay chết: Đầu tiên là bệnh gan thận mủ, bệnh này là bị quanh năm, nếu dùng thuốc thì phải phát hiện sớm, còn nếu không thì chỉ có cách cho cá nhịn đói, còn nếu dùng thuốc thì cá nó chết; Mùa này mùa nước thì con cá bị vàng, vàng cả thịt con cá luôn, tỷ lệ chết cũng rất nhiều là bệnh thứ 2; còn bệnh thứ 3 là con cá bị phù đầu, tức là bệnh nhiễm trùng cả 3 bệnh này là cá chết.

gia ca tra giam manh, nguoi nuoi lo kep hinh 2
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu không chỉ thu mua với mức giá rất thấp, mà thu mua với số lượng rất ít, thậm chí có những doanh nghiệp dừng thu mua.

Chưa có ai giám tổng kết, riêng tôi đã tổng kết nếu bị bệnh khi nuôi chỉ còn 3%, còn chết là 97%. Mấy ngày nay, toàn bộ các nhà máy đều ngưng mua hết; Hiện chỉ có một số mua đi Trung Quốc, mà đi theo đường tiểu ngạch thì họ mua, vì họ không có nhà máy, mà họ thuê nhà máy, cho nên cái giá hiện nay không phải là doanh nghiệp quyết định mà do những người này quyết định”.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết, hiện nay thị trường xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn; Đặc biệt là 2 thị trường truyền thống là Trung Quốc và Mỹ. Cùng với đó, rào cản kỹ thuật của một số nước làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra. Mặt khác, do cuối năm 2017 và năm 2018, giá cá tra tăng đột biến, nên diện tích nuôi ở các địa phương liên tục tăng...

Tính trong 6 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL đạt hơn 3.900 ha, tăng 8,9% so với cùng thời điểm năm 2018; Sản lượng ước đạt hơn 644 nghìn tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.Trước tình trạng này, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng cá nguyên liệu từ vùng nuôi của mình, nên tình trạng cá nguyên liệu càng khó tiêu thụ.

gia ca tra giam manh, nguoi nuoi lo kep hinh 3
Với giá cá như hiện nay, người nuôi lỗ khoảng 4.000 đến 5.000 đồng/kg.

Ông Dương Nghĩa Quốc chia sẻ:“Trước tình hình này, vấn đề đặt ra là để giảm áp lực xuất khẩu. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thị trường lớn, thị trường truyền thống; chủ yếu là, thị trường Trung Quốc, Mỹ và các thị trường Đông Nam Á; Thậm trí bây bây giờ phải đẩy mạnh thị trường nội địa, thực ra thị trường nội địa có làm nhưng tiêu thụ rất ít, trong khi đó mình có 96 triệu dân mà lại bỏ.

Đó là cái trước mắt, còn lâu dài: Thứ nhất là thông tin về thị trường, cái thứ 2 là liên kết vùng, giữa vùng với các tỉnh, và về sản lượng thì đẩy mạnh cái chất lượng”.

Cũng theo ông Dương Nghĩa Quốc, để phát triển bền vững ngành cá tra, thời gian qua, các Bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp: liên kết vùng, đề án xây dựng giống cá tra 3 cấp, xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam…

 

Tuy nhiên, trong thực tế việc triển khai thực hiện mới chỉ thể hiện trên văn bản. Mong rằng, Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần quyết liệt, sớm thực hiện những giải pháp hữu hiệu, để ngành cá tra Việt Nam phát triển ổn định.

Theo VOV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm