Thị trường

Giá heo hơi hôm nay 27/2/2024: Tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg

Ghi nhận giá heo hơi ngày 27/2, tại miền Bắc và miền Trung tiếp tục đi ngang, trong khi miền Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 54.000 - 58.000 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 26/2/2024: USD giảm mạnh / Giá nông sản ngày 26/2/2024: Cà phê và hồ tiêu trụ vững ở mức cao

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình đạt mức giá 57.000 đồng/kg.

Còn tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Nam Định đang được thương lái thu mua với thấp hơn 56.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 57.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 27/2/2024: Tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 27/2/2024: Tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận ở mức giá cao nhất toàn miền 58.000 đồng/kg.

Trong khi đó, tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận đạt mức 55.000 và 56.000 đồng/kg. Còn tỉnh Quảng Bình giá heo được thu mua với mức 54.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 58.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam

 

Cụ thể, tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng giá heo hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg. Còn tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang cũng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 55.000 và 56.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu đạt mức 57.000 - 58.000 đồng/kg.

Cùng được thương lái thu mua với mức giá 55.000 - 56.000 đồng/kg là tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre.

Còn tỉnh Trà Vinh, Cà Mau ở mức thấp nhất toàn miền 54.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 54.000 - 58.000 đồng/kg.

 

Ngành chăn nuôi gặp khó?

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - nguyên quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay ngành chăn nuôi Việt Nam gặp nhiều khó khăn có nhiều lý do, đặc biệt là hội nhập khiến cho chăn nuôi đang trở thành ngành kinh tế yếu thế nhất trong khu vực nông nghiệp. Trong khi dịch bệnh vẫn luôn diễn biến phức tạp làm phát sinh nhiều chi phí đầu vào, nhất là dịch tả heo châu Phi.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ rất khó vì chủ yếu là hàng tươi sống, khó giết mổ và lưu thông được… “Những cái khó cứ tích tụ lại và hội chứng lớn nhất bây giờ là không gian chăn nuôi của Việt Nam vốn đã không rộng nay càng bị thu hẹp hơn, thị trường không còn nữa…” - ông Dương nói.

Trong khi nguồn cung sản phẩm chăn nuôi ở trong nước tăng lên nhưng sức mua lại không tăng và cũng không xuất khẩu được. Cùng với đó là lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu từ 2 - 3 năm trở lại đây tăng mạnh.

Cụ thể, thịt heo nhập khẩu gần 300.000 tấn móc hàm/năm, quy ra heo hơi khoảng gần 400.000 tấn, chiếm trên 10% lượng thịt heo sản xuất trong nước, đó là chưa kể số lượng heo nhập khẩu tiểu ngạch không thống kê được. Về gia cầm, trước chỉ nhập khẩu 80.000 - 90.000 tấn/năm, giờ khoảng trên 250.000 tấn/năm, quy ra cỡ 350.000 tấn hơi. Như vậy nhập khẩu đã chiếm tới 25 - 27% so với sản xuất trong nước.

 

Về nhóm thịt gia súc ăn cỏ cũng không ngừng gia tăng. Ngoài các loại thịt và phụ phẩm (móng vó, tim, nội tạng khác) ở dạng đông lạnh và lượng bò sống nhập từ Úc về khoảng 500.000 con/năm để vỗ béo, giết thịt bằng con đường nhập khẩu chính ngạch thì còn một lượng lớn trâu, bò nhập khẩu tiểu ngạnh (nhập lậu) không thể thống kê được.

Ước tính lượng thịt trâu, bò, dê, cừu nhập khẩu đang chiếm tới trên 60% thị trường trong nước là nguy cơ quá cao với ngành chăn nuôi nhất là nông hộ.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, nếu chúng ta không kiểm soát được tình hình nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi thì chỉ 5 - 7 năm nữa là Việt Nam sẽ trở thành nước nhập siêu các sản phẩm chăn nuôi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh dinh dưỡng của đất nước mà còn là sinh kế của bao nhiêu doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước và ý tưởng muốn Việt Nam trở thành “bếp ăn của thế giới” cũng khó trở thành hiện thực.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm