Giá heo hơi ngày 29/10/2022: Cao nhất đạt 58.000 đồng/kg
Thương hiệu TUBRRR ra mắt tại Việt Nam / Tỷ giá ngoại tệ ngày 28/10/2022: Đồng USD tăng trở lại
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi được thu mua với mức 57.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội giá heo hơi đạt mức 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 29/10/2022: Cao nhất đạt 58.000 đồng/kg. Ảnh: Thế Hiển
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi giá heo cũng giảm 1.000 đồng/kg xuống 58.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Quảng Bình, Huế, Khánh Hòa giá heo hơi ở mức 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi đạt mức 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận giá heo hơi đạt mức 53.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 53.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu giá heo hơi đạt mức 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg và 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 57.000 đồng/kg.
Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng tới 17 lần
Thông tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), sản lượng thịt dự kiến năm nay sẽ đạt hơn 7 triệu tấn. Trong đó, đàn heo hiện có quy mô rất lớn, đạt 28,6 triệu con; đàn gia cầm 533,4 triệu con; đàn trâu 2,27 triệu con, bò 6,41 triệu con…
Với quy mô đó, toàn ngành chăn nuôi cần khoảng 33 triệu tấn thức ăn mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 13 triệu tấn, khoảng 35% tổng nhu cầu. Do đó, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn, từ 20-22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021, Việt Nam phải nhập 22,3 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá gần 10 tỷ USD, chủ yếu là ngô, khô dầu đậu tương. Còn tính đến hết tháng 9 năm nay, kim ngạch nhập các mặt hàng này đạt gần 7,42 tỷ USD.
Do phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nên khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá thành sản phẩm chăn nuôi liên tục tăng mạnh.
Báo cáo của Bộ NN&PTNT gửi Quốc hội nêu rõ, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng 30-45%, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng từ 30-35% so với tháng 12/2021.
Còn tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào. Tình trạng thức ăn chăn nuôi tăng giá phi mã khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Mọi chi phí sản xuất đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm thì không tăng, thậm chí có thời điểm giảm dưới giá thành, cộng thêm các loại dịch bệnh đe dọa nên nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, phải treo chuồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo