Thị trường

Giá vàng ngày 7/4/2022: Vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng thế giới ngày 7/4, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.924 USD/ounce - tăng 3 USD/ounce.

Kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng / Gian lận báo cáo tài chính: Làm thế nào để kiểm soát, xử lý nghiêm?

Giá vàng thế giới ngày 7/4, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.924 USD/ounce - tăng 3 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Giá vàng ngày 7/4/2022: Vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng ngày 7/4/2022: Vàng bất ngờ tăng trở lại. Ảnh: Reuters

Han Tan, Trưởng nhóm phân tích thị trường tại Exinity cho biết: "Vàng có thể giảm trở lại vùng dưới 1.900 USD/ounce nếu biên bản của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) hoặc phát biểu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong những ngày tới đưa ra nhiều manh mối diều hâu hơn".

Lãi suất Mỹ tăng và lợi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi, vốn cũng được sử dụng như một hàng rào chống lại lạm phát.

Ông Tan nói thêm: “Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt tiếp tục áp đặt lên Nga làm gia tăng áp lực lạm phát và làm trầm trọng thêm triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ hỗ trợ đáng kể cho giá vàng giao ngay”.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: "Vẫn còn một số điều có thể kích hoạt một đợt tăng giá khác của vàng, đó là việc lạm phát tiếp tục tăng vượt quá dự đoán hiện tại, cuộc đàm phán Nga-Ukraine sụp đổ hoặc không có kết quả nào tích cực”.

Liên quan thị trường vàng, tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga (BOR) đã quyết định tiếp tục mua vàng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Nga mua vàng với mức giá ấn định là 5.000 Ruble/gram (khoảng 59 USD/1 gram) trong thời gian từ ngày 28/3-30/6.

 

Bằng cách mua vàng với mức giá ấn định trên, BOR đã liên kết cả đồng Ruble với vàng và vì vàng được giao dịch bằng USD nên đã đặt mức giá sàn cho đồng Ruble theo đồng USD.

Theo nhà phân tích kim loại quý Ronan Manly tại BullionStar Singapore, bằng cách bắc cầu, tức là liên kết đồng Ruble với vàng và sau đó liên kết thanh toán năng lượng với đồng Ruble, Nga đang thay đổi cơ bản toàn bộ các giả định hoạt động của hệ thống thương mại toàn cầu trong khi đẩy nhanh sự thay đổi trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Việc người mua tìm kiếm vàng vật chất để trả cho hàng hóa thực chắc chắn có thể làm nổ tung thị trường vàng của LBMA và COMEX.

Theo nhà phân tích Ronan Manly, chốt cố định giữa đồng Ruble và vàng đặt tỷ giá Ruble /USD nhưng cũng là giá vàng/USD. Trong khi nhu cầu tăng đối với đồng Ruble sẽ tiếp tục củng cố tỷ giá Ruble /USD, nếu Nga bắt đầu chấp nhận thanh toán dầu bằng vàng thì đây sẽ là một sự thay đổi mô hình mới cho giá vàng vì nó sẽ liên kết trực tiếp giá dầu với giá vàng.

Ông Ronan Manly lấy ví dụ, Nga có thể bắt đầu bằng cách chấp nhận 1 gram vàng cho mỗi thùng dầu. Không nhất thiết phải là 1 gram nhưng sẽ phải là một ưu đãi chiết khấu so với giá dầu hiện tại.

 

Sau đó, người mua sẽ tranh nhau mua vàng để thanh toán tiền dầu cho Nga, điều này sẽ tạo ra sự căng thẳng lớn trên thị trường vàng ở London và New York.

Trên thị trường trong nước, Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,000 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,700 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 68,060 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,680 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 68,150 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,820 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 68,050 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,700 triệu đồng/lượng (bán ra).

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm