ADB hạ dự báo tăng trưởng khu vực châu Á
Giảm trừ gia cảnh: Người nộp thuế có “thiệt đơn thiệt kép”? / Kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng
Du khách đeo khẩu trang trên một tuyến phố mua sắm ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Bloomberg)
Mức dự báo trên thấp hơn 0,1 điểm % so với con số mà ADB đưa ra hồi tháng 12/2021 và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,9% ghi nhận trong năm 2021.
Báo cáo của ADB cũng cho biết, lạm phát tại châu Á dự kiến sẽ tăng nhanh lên 3,7%, so với mức 2,5% năm 2021 khi các nước bắt đầu phục hồi từ đại dịch, với chi phí năng lượng và thực phẩm tăng cao.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực này là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát. ADB cho rằng động thái này của FED có thể gây bất ổn thị trường tài chính và làm mất giá đồng tiền.
Theo ADB, dịch COVID-19 vẫn phủ bóng đen lên khu vực các nước đang phát triển ở châu Á với nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm, sự bùng phát dịch bệnh tại Trung Quốc đe dọa tăng trưởng và các chuỗi cung ứng trong khu vực.
ADB dự báo các nước vùng Caucasus và Trung Á năm 2022 sẽ tăng trưởng chậm nhất khu vực này, chỉ đạt 3,6%, so với mức 5,6% năm 2021.
Khu vực Đông Á sẽ tăng trưởng 4,7%, so với mức 7,6% năm 2021. Khu vực Nam Á sẽ tăng trưởng 7%, trong đó Sri Lanka là nước có mức tăng trưởng thấp nhất khu vực, chỉ đạt 2,4%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines