Giá vàng ngày 6/4/2022: Đảo chiều giảm mạnh
Phú Thọ: Khai trương khu quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ các sản phẩm thuộc OCOP gắn với du lịch / Xuất khẩu tiểu ngạch khó tránh ùn tắc vì phụ thuộc cửa khẩu phụ và lối mở
Giá vàng ngày 6/4/2022: Đảo chiều giảm mạnh. Ảnh: Reuters
Giá vàng đang chịu sự chi phối bởi hai yếu tố nổi bật là lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tích cực tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ, đã tăng lên mức cao nhất gần hai năm. Trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ neo gần đỉnh kể từ đầu năm 2019. Đồng USD tăng liên tiếp ba phiên nhờ triển vọng phương Tây áp lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga.
Lãi suất của Mỹ cao làm tăng phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, trong khi thúc đẩy đồng USD.
Theo Bloomberg, ngành công nghiệp vàng của Nga vốn có thị trường chủ yếu ở châu Âu và Mỹ…, Là nước khai thác vàng lớn thứ hai trên thế giới, Nga đang phải xoay xở tìm cách giải phóng khối lượng vàng khổng lồ sau lệnh trừng phạt vì xung đột tại Ukraine.
Lệnh cấm vận nghiêm ngặt của phương Tây sẽ khiến ngành vàng của Nga bị ảnh hưởng rõ rệt. Dù Ngân hàng Trung ương Nga cho biết sẽ thu mua vàng trở lại sau 2 năm tạm dừng, nhưng họ sẽ không mua vào nhiều như trước đây.
Nga xuất khẩu 340 tấn vàng khai thác, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Hiện có rất ít ngân hàng nằm ngoài vòng trừng phạt có khả năng xử lý số vàng đó. Do vậy, tăng lượng xuất khẩu sang Trung Quốc và Trung Đông là những lựa chọn được tính tới. Một số công ty khai thác lớn khác cũng đã bắt đầu đàm phán với các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và UAE. Ngân hàng Trung ương Nga từng là đơn vị mua vàng có chủ quyền lớn nhất. Việc ngân hàng này cam kết bắt đầu mua lại sẽ giúp giải phóng một phần nguồn cung không thể xuất khẩu.
Ngân hàng Trung ương Nga sẽ chỉ giới hạn mức giá ở mốc 5.000 Ruble/gram, xấp xỉ 1.880 USD/ounce theo tỷ giá hối đoái hiện nay và thấp hơn so với giá trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, thị trường bán lẻ nội địa cũng có thể mở ra tiềm năng kinh doanh mới. Chính phủ Nga đã xóa bỏ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua - bán lẻ vàng trong nước sau khi tình hình tại Ukraine trở nên phức tạp.
Thị trường vàng thường thặng dư. Nếu nhu cầu trong nước của Nga tăng lên, thị trường quốc tế sẽ mất đi một nguồn cung. Giá vàng có thể quay về thế cân bằng hơn lần đầu tiên kể từ năm 2015 đến nay", nhà phân tích Suki Cooper tại công ty dịch vụ tài chính Standard Chartered, nhận định.
Trong khi đó, trong tháng thứ hai liên tiếp, các ngân hàng trung ương đã bán ròng vàng trong tháng Hai, theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). Trong một báo cáo mới công bố, WGC cho biết về số dư, 6 tấn vàng đã chảy ra khỏi kho dự trữ chính thức trong tháng Hai do hoạt động được chi phối, nhưng chỉ là một số ngân hàng trung ương.
Mặc dù các ngân hàng trung ương đã bán ròng vàng trong hai tháng đầu năm 2022, các nhà phân tích tại WGC đã nói rằng, họ kỳ vọng các ngân hàng trung ương cuối cùng sẽ mua ròng vàng. Theo nhiều nhà kinh tế và phân tích thị trường, có một trọng tâm mới là dự trữ ngân hàng trung ương. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra sự bất ổn địa chính trị đáng kể, khiến một số quốc gia đặt câu hỏi về vai trò của USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Nhiều nhà phân tích đã nói rằng, vàng dài hạn vẫn là một tài sản hấp dẫn đối với các ngân hàng trung ương đang tìm cách đa dạng hóa khỏi đồng USD. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khẳng định, phải mất nhiều thập kỷ trước khi USD mất vị thế thống trị, vì nó hiện chiếm khoảng 60% dự trữ toàn cầu.
Trên thị trường trong nước, Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,200 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,850 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 68,160 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,790 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 68,200 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,870 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 68,150 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,800 triệu đồng/lượng (bán ra).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines