Giá vàng sẽ ra sao trong tuần lễ có ngày vía Thần Tài?
Sức mua dịp Tết tương đối thấp, lượng hàng dự trữ vượt cầu / Thị trường lao động sẽ tiếp tục trở lại đà phục hồi
Giá vàng thế giới tuần này được dự báo giảm
Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên sau Tết, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn giao dịch ở 68,4-67,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng so với giá mở cửa phiên 28/1. Còn so với thời điểm mở cửa năm Quý Mão, giá vàng vẫn tăng 200.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 1 triệu đồng.
Trong 2 ngày sau Tết Nguyên đán, giá vàng có lúc tăng mạnh 800.000 đồng/lượng lên mức 67,7-68,7 triệu đồng/lượng (mua - bán) sau đó mới điều chỉnh giảm lúc kết tuần. Lần gần nhất vàng miếng SJC có giá bán ra trên mốc 68 triệu/lượng là từ tháng 8/2022.
Sáng nay, kim loại quý thế giới giao dịch ở mức 1.928 USD/ounce, chỉ giảm nhẹ so với hôm qua song đã giảm khoảng 20 USD so với mức giá cao nhất tuần trước. Tính từ đầu năm, giá vàng thế giới tăng gần 6% và kéo dài chuỗi 6 tuần tăng liên tiếp. Đây cũng được đánh giá là mức khởi đầu năm mới tốt nhất kể từ năm 2012.
Quy đổi theo tỷ giá USD chưa thuế, phí, chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới hiện là 12,5 triệu đồng/lượng.
Khảo sát cuối tuần trước của Kitco với các nhà phân tích, giám đốc ngân hàng, chuyên viên giao dịch về dự báo giá vàng tuần này cho thấy có tới 53% người được khảo sát dự báo giá sẽ giảm, 16% cho rằng giá tăng và 32% nhận định giá đi ngang.
Colin Cieszynski - Giám đốc chiến lược thị trường của SIA Wealth Management - đưa ra quan điểm trung lập với giá vàng tuần này vì chưa ai có thể đánh giá cụ thể Fed sẽ làm gì. Ông lưu ý rằng dữ liệu lạm phát công bố tuần trước vẫn cho thấy chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) đã tăng 4,4% trong tháng 12. Ông cũng cho biết, không rõ liệu dữ liệu này có đủ để thuyết phục ngân hàng trung ương rằng họ kiểm soát được lạm phát hay không.
Tom Bailey - Trưởng bộ phận nghiên cứu ETF tại HANetf, cho biết: "Có thể tâm lý tiêu cực đối với vàng đã qua đi". Yếu tố thúc đẩy giá vàng mạnh nhất là sự suy giảm của đồng USD. Chỉ số USD-Index đã giảm hơn 10% kể từ mức cao nhất trong 20 năm vào tháng 9.
USD-Index đã giảm 10% kể từ khi lập đỉnh 20 nămhồi tháng 9/2022
USD-Index - chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ lớn khác - sáng nay đạt 101,7 điểm - trở về mức giá hồi tháng 5/2022. Đây cũng là mức thấp nhất 8 tháng trở lại đây. Đà tăng phi mã của USD trong năm 2022 không kéo dài sang năm nay.
USD vẫn chịu sức ép khi giới đầu tư đánh giá các bước đi tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo định giá của các thị trường tiền tệ, khả năng ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách sắp tới lên đến 95%.
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần trước niêm yết tỷ giá trung tâm tại mức 23.608 đồng/USD, giữ nguyên so với hôm qua. Trong 2 phiên giao dịch vừa qua, tỷ giá niêm yết tăng 3 đồng. Với biên độ 5% như hiện tại, các ngân hàng thương mại được phép niêm yết giá trần USD ở mức 24.788 đồng/USD và giá sàn là 22.428 đồng/USD.
Giá USD tại các ngân hàng lớn cuối tuần vừa rồi biến động không đáng kể so với trước đó. Các ngân hàng lớn giao dịch phổ biến ở 23.260-23.620 đồng/USD (mua - bán). Các ngân hàng cổ phần niêm yết giá đồng bạc xanh ở 23.300-23.580 đồng/USD (mua - bán).
Thị trường ngoại tệ tự do giao dịch đồng bạc xanh ở mức 23.490-23.540 đồng/USD, tăng 10 đồng ở chiều mua nhưng giảm 10 đồng ở chiều bán so với phiên trước đó. Giá USD tự do nhiều thời điểm thậm chí thấp hơn ngân hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam