Thị trường

Giải pháp hạn chế dịch bệnh trên tôm trong mùa nóng

Tại đồng bằng sông Cửu Long, nắng nóng kéo dài, nền nhiệt tăng cao là một trong những nguy cơ dễ phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm.

Cục Hải quan TP.HCM: Phát hiện nhiều vụ việc buôn lậu và gian lận thương mại / Đưa rau má hoang dại về trồng tại vườn nhà, nông dân Nghệ An thu cả trăm triệu

Theo các chuyên gia thủy sản, nắng nóng, nhiệt độ thay đổi bất thường sẽ làm phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm trong ao tôm như: hoại tử gan tụy cấp, vi bào tử trùng, đốm trắng. Trong đó, hoại tử gan tụy cấp trên tôm là bệnh xuất hiện phổ biến. Hoại tử gan tụy cấp gây ra hiện tượng tôm chết sớm. Cụ thể, chỉ sau 1 tuần nhiễm bệnh, tôm nuôi sẽ chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn.

Ảnh minh họa.

Để đề phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp, người nuôi tôm phải lấy mẫu, gửi các phòng thí nghiệm ở chi cục thủy sản địa phương hay các công ty lớn kiểm tra, chất lượng nguồn nước đảm bảo mới thả nuôi. Trong mùa nóng, để nhiệt độ, độ mặn không tăng cao bất thường, bà con cần thiết kế độ sâu của ao tôm phù hợp.

Mầm bệnh có thể xuất hiện ngay trong con giống. Do vậy, người nuôi nên chọn lựa thật kỹ và ưu tiên sử dụng nguồn giống chất lượng tại chỗ. Nguồn giống chất lượng cao được sản xuất tại chỗ còn có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng như hiện nay. Còn trong suốt quá trình nuôi, bà con phải thường xuyên theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, không nên cho tôm ăn quá nhiều.

Ổn định nhiệt độ, độ mặn, độ pH, đảm bảo nguồn nước sạch bệnh, sử dụng giống chất lượng cao tại chỗ, kiểm soát lượng thức ăn phù hợp là các giải pháp hữu hiệu giúp đề phòng dịch bệnh trên tôm trong mùa nắng nóng hiện nay.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm