Giảm 30 khoản phí, lệ phí tới hết 31/12 liệu đã đủ?
Giảm lãi suất về 0%: Hệ thống tài chính có thể bị rối loạn / Chính phủ yêu cầu lên phương án đón khách quốc tế vào Phú Quốc trong tháng 7
Bộ Tài chính vừa chính thức ban hành Thông tư gia hạn giảm 30 khoản phí, lệ phí tới hết 31/12 năm nay. Thông tư ban hành trước đó mới có hiệu lực tới hết ngày 30/6. So với thông tư trước, thông tư lần này bổ sung giảm thêm mức thu 1 khoản phí trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự kiến, số giảm thu ngân sách từ phí, lệ phí trong 6 tháng cuối năm là khoảng 1.000 tỷ đồng. Phần nào giảm bớt gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Chứng khoán là 1 trong những lĩnh vực có mức giảm cao nhất, giảm tới 50% đối với 20/22 khoản phí, lệ phí. Theo thành viên thị trường, mức giảm phí, lệ phí như vậy là phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh khi không chỉ doanh nghiệp mà cả nhà đầu tư cũng đối mặt với nhiều rủi ro thời gian qua.
"Đặc biệt là thời điểm Sở GDCK TP Hồ Chí Minh bị tắc nghẽn trong thời gian dài và các nhà đầu tư chịu nhiều thiệt hại tình huống này. Chính vì vậy, việc gia hạn giảm thuế phí tới hết 2021 là kịp thời. Đó như sự tri ân của cơ quan quản lý với nhà đầu tư", Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Kiến Thiết cho biết.
Còn theo ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, khi giảm được cái loại thuế phí giúp cho doanh nghiệp giảm được giá thành bán, nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, quan trọng nhất là đảm bảo về vấn đề an sinh xã hội cho lực lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vận tải là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn nhất của dịch bệnh (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, cũng có những lĩnh vực như vận tải thiệt hại nặng nề, ước tính vận tải hàng hoá sụt giảm sản lượng trung bình 20-30%, vận tải hành khách lên tới 70-80%, nên mức giảm phí, lệ phí 10-30% mới chỉ hỗ trợ được phần nào.
"Nó chưa tương xứng với mức độ giảm về hoạt động phương tiện. Tuy nhiên chúng tôi hi vọng cuối năm khả quan hơn, và chúng tôi cũng chia sẻ với cơ quan quản lý phải cân đối trên nhiều mặt, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với ngành vận tải ô tô", ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết
Theo đại diện các doanh nghiệp, bên cạnh các mức hỗ trợ giảm thuế, phí kịp thời, thì một môi trường kinh doanh ổn định, đặc biệt liên quan tới các sắc thuế, phí cũng đóng vai trò then chốt, tránh tình trạng được giảm chỗ này, thì lại phải tăng chỗ khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh