Thị trường

Xuất khẩu gỗ đạt 16 tỷ USD “trong tầm tay”

Đến thời điểm hiện tại, phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng xuất khẩu đến cuối năm nay.

Đấu giá vải thiều Việt Nam tại Úc: Một hộp vải tươi nhất chốt giá 3.000 AUD / Người tiêu dùng Pháp khen vải thiều Việt Nam "ngon hơn hẳn" vải Madagascar

Ước tính cả năm 2021, số lượng đơn hàng sẽ tăng 30% so với năm 2020. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm gần 85% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Ngoài ra, lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng giúp ngành gỗ Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng loại tại thị trường EU.

Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tạo dựng được chỗ đứng khá vững chắc tại nhiều thị trường trên thế giới, được đánh giá cao về năng lực sản xuất, mẫu mã, công nghệ.

Đặc biệt, trải qua cú sốc đứt gãy chuỗi cung ứng do COVID-19, các nhà phân phối hàng đầu thế giới có xu hướng đa dạng hóa và tìm kiếm nguồn cung an toàn hơn và Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội này để thúc đẩy xuất khẩu.

Xuất khẩu gỗ đạt 16 tỷ USD “trong tầm tay” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Báo Đầu tư.

Bộ Công Thuơng dự báo, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm nay sẽ đạt khoảng 15 - 16 tỷ USD. Con số này vượt cao hơn mục tiêu mà ngành lâm sản đặt ra từ đầu năm là khoảng 14,5 tỷ USD.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, đại diện Bộ Công Thuơng cũng chỉ rõ, tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu đi liền với nguy cơ bị điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và cả chống lẩn tránh.

Một góc độ khó khăn khác đựơc Bộ Công Thuơng đề cập tới là ngành gỗ đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, đặc biệt là công nhân kỹ thuật trong khi hệ thống các trường đào tạo nghề, trường đại học tuyển sinh viên rất khó khăn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm