Thị trường

Giảm 94% khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4

Trong tháng 4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 26.200 lượt người, giảm hơn 94% so với tháng trước và giảm 98% so với cùng kỳ năm 2019 do chính sách tạm dừng cấp thị thực.

Phát hiện ô tô vận chuyển lượng lớn thực phẩm nhập lậu từ Lào Cai về Hà Nội / Vingroup ra mắt hai mẫu máy thở Made in Vietnam phục vụ điều trị Covid-19

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng 30 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 18/3/2020, lượng khách quốc tế đến, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong tháng 4/2020 ước tính chỉ đạt 26,2 nghìn lượt, giảm 94% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4 giảm trên 98%, trong đó khách đến bằng đường hàng không giảm 99,4%; bằng đường bộ giảm 92,6% và bằng đường biển gần như bằng 0.

Với các thị trường, khách đến từ châu Á giảm 97,8%; từ châu Âu giảm 99,5%; từ châu Úc và châu Mỹ cùng giảm 99,8%; từ châu Phi giảm 97,9%.

Giảm 94% khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4 (Ảnh Internet)

Giảm 94% khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4 (Ảnh Internet)

Tính chung 4 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 3,713 triệu người, giảm 37,8% so với cùng kỳ năm trước.

Vì hầu như không đón khách quốc tế và khách du lịch trong nước cũng ở nhà do chính sách cách ly, giãn cách xã hội; nhiều cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình đã tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19 nên doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước giảm mạnh.

Ước tính, con số này chỉ đạt 143 nghìn tỷ đồng, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm ở hầu hết các địa phương, như Khánh Hòa giảm 52%, TP.HCM giảm 45%, Hà Nội giảm 43%, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 42,4%, Đà Nẵng giảm 41,4%, Thanh Hóa giảm 39,7%...

Doanh thu của du lịch lữ hành 4 tháng đầu năm ước tính đạt 7,9 nghìn tỷ đồng và cũng giảm 45% so với cùng kỳ năm trước.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm