Hà Nội: Khai mạc festival nông sản văn hóa, ẩm thực, du lịch huyện Đan Phượng
Boeing cam kết xây dựng hệ sinh thái hàng không tại Việt Nam / Chỉ 4% doanh nhân biết về Thoả thuận xanh châu Âu
Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức.
Tại lễ khai mạc “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” gắn với “Lễ hội văn hoá, ẩm thực, du lịch huyện Đan Phượng” tối 16/11 tại Đan Phượng, đại diện HPA cho biết, đây là sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động tổ chức Chương trình “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” đã được tổ chức thành công tại các huyện Đông Anh, Ba Vì, Ứng Hòa, Sóc Sơn trong năm nay.
Sự kiện với quy mô 90 gian hàng của gần 100 doanh nghiệp và trên 1.000 dòng sản phẩm, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP tiêu biểu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống của huyện Đan Phượng, các đơn vị của TP Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Các đại biểu tham quan gian hàng tại lễ hội.
Toàn bộ không gian festival được thiết kế đẹp mắt, dàn dựng hoàn toàn trong không gian mở với nhiều mô hình, tiểu cảnh nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu, gắn kết du lịch nông nghiệp, mang đậm dấu ấn địa phương để thu hút khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động trong thời gian diễn ra festival.
Đây cũng là dịp UBND huyện Đan Phượng tổ chức Lễ hội Văn hóa, Ẩm thực, Du lịch năm 2023 để giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch trên địa bàn huyện thông qua các hoạt động văn hóa, ẩm thực, du lịch và trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của huyện.
Trong 4 ngày (từ 16-19/11) diễn ra festival, nhân dân và du khách được tham gia không gian quảng bá văn hoá và trải nghiệm nhiều hoạt đọng phong phú như liên ẩm thực, trình diễn cháo se, trải nghiệm vẽ tranh, trò chơi dân gian, liên hoan thả diều, thi thổi cơ, bơi chải…
Chương trình được kỳ vọng là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch sinh thái đến khách tham quan, người tiêu dùng Thủ đô. Qua đó góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương. Thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê, truyền thống văn hóa, du lịch và các sản vật có nguồn gốc thiên nhiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh