Phát triển du lịch Việt Nam: Việc hôm nay chớ để ngày mai!
Từ chuyện quả dâu tây Sơn La không còn thua kém hàng ngoại: Tín hiệu 'tự tin' cho nông sản Việt bứt phá / Đà Nẵng: Tăng cường kiểm tra kỷ luật ngân sách dự án chợ đầu mối Hòa Phước
Thủ tướng Chính phủ chủ trìHội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững
Ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững. Đây là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ hai được tổ chức trong năm nay. Hội nghị có sự tham dự của các bộ, ban, ngành, địa phương, hiệp hội, các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp lớn trong ngành.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian phân tích, làm rõ những tiềm năng, cơ hội, lợi thế của du lịch Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, yếu kém của ngành du lịch như: liên kết giữa các bộ, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ, thiếu hiệu quả, còn tình trạng "mạnh ai nấy làm"; các sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, thiếu sáng tạo, chất lượng chưa cao. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn dài hạn; chưa có các chiến dịch kích cầu du lịch tầm cỡ quốc gia, chưa có nhiều sự kiện mang tầm quốc tế, trở thành thương hiệu của du lịch Việt Nam.
Lượng khách quốc tế mới chỉ phục hồi 69%
Chính những hạn chế này đã khiến du lịch thời gian qua có phục hồi, nhưng vẫn chậm. 10 tháng qua, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt gần 100 triệu lượt. Số khách quốc tế phục hồi mới chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch COVID-19), còn khách nội địa cũng có dấu hiệu chững lại.
Các điểm đến du lịch bắt đầu ghi nhận những tín hiệu kém lạc quan. Phú Quốc là cái tên được nhắc đến nhiều nhất những ngày gần đây. Người ta gọi Phú Quốc là "đảo ngọc", là "thiên đường nghỉ dưỡng"..., nhưng hiện ngọc đã bớt lấp lánh, thiên đường cũng không có thật. Sau hội nghị "giải cứu", ngành du lịch nơi đây đang rốt ráo thực hiện nhiều giải pháp, một trong số đó là đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá tại các thị trường tiềm năng.
Du lịch Phú Quốc đẩy mạnh thị trường tiềm năng
9 tháng năm nay, sân bay Phú Quốc đã đón hơn 540.000 lượt khách quốc tế. Trong đó, du khách đến từ Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình một ngày có 2 chuyến bay với gần 400 khách.
TờAsiaAcủa Hàn Quốc mới đây cho rằng, Phú Quốc là điểm du lịch mới nổi ở Việt Nam cho người dân xứ sở kim chi, bên cạnh những nơi như Đà Nẵng hay Nha Trang.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành và hàng không của Hàn Quốc cũng đang có các kế hoạch đưa khách đến "đảo ngọc".
"Chúng tôi đang kết hợp với người dân địa phương, tìm những địa điểm đẹp ở Phú Quốc, tạo các sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu người Hàn Quốc. Các tour được bán online, kết hợp với các nền tảng bán vé lớn trên thế giới và các công ty du lịch lớn ở Hàn Quốc. Bằng cách làm đó, chúng tôi đang nỗ lực giới thiệu Phú Quốc đến với du khách đất nước mình", ông Cho Young Hwan, Giám đốc Công ty du lịch Peaktime, Hàn Quốc, cho biết.
"Từ ngày 24/12, mỗi ngày, chúng tôi sẽ có 1 chuyến bay Incheon - Phú Quốc. Chúng tôi nghĩ là trong tương lai Phú Quốc sẽ phát triển và thu hút khách du lịch thêm nữa. Vì vậy chúng tôi cũng có kế hoạch tăng thêm chuyến bay thẳng từ Busan, Incheon hoặc các sân bay khác ở Hàn Quốc đến Phú Quốc", ông Song Hyun Woong, Giám đốc chi nhánh Phú Quốc hãng hàng không JINAIR, cho hay.
Ngành du lịch Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung đang đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch cho "đảo ngọc" bằng nhiều hình thức.
"Chúng tôi kết hợp với các doanh nghiệp đi xúc tiến du lịch tại các thị trường nước ngoài. Trung tâm giới thiệu điểm đến Phú Quốc, còndoanh nghiệp giới thiệu các chương trình, sản phẩm, dịch vụ",bà Quảng Xuân Lụa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và du lịch Kiên Giang, thông tin.
Các địa phương phát triển du lịch theo thế mạnh
Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá tại các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng là một trong các giải pháp giúp du lịch đi nhanh hơn, nhưng để bền vững hơn, quan trọng là phải phát huy được thế mạnh, tiềm năng của chính địa phương mình. Ví dụ, Hà Nội đẩy mạnh du lịch văn hóa, còn TP Hồ Chí Minh lại hướng về du lịch nông thôn.
Khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: NLĐ)
"Sẽ liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để đưa các sản phẩm văn hóa của Hà Nội đến với du khách. Chúng tôi hy vọng với những lễ hội được tổ chức quy mô, bài bản, du khách sẽ có những trải nghiệm hấp dẫn",ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho biết.
"TP Hồ Chí Minh đã xây dựng chương trình phát triển du lịch đến năm 2030 và mảng du lịch nông nghiệp nông thôn là một trong những điểm mới của chương trình này. Thời gian qua, ngành du lịch đã phối hợp với ngành nông nghiệp để xây dựng sản phẩm du lịch",ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh, cho hay.
Nhiều giải pháp đã được các địa phương đưa ra, nhưng như tinh thần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong hội nghị sáng 15/11, đó là: "Việc hôm nay chớ để ngày mai", "Lời nói đi đôi với việc làm". Cùng với đó, Thủ tướng cũng đã đưa ra nhiều chỉ đạo cho ngành công nghiệp không khói trong thời gian tới.
"Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng, giá trị của ngành du lịch mang lại. Thứ hai, phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện, nhanh, bền vững, hiệu quả cao. Thứ ba, xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam dựa trên nguồn lực con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa. Thứ tư, phối hợp, liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa trung ương và địa phương, giữa nhà nước và tư nhân, giữa các ngành, các cấp, các chủ thể liên quan",Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của ngành, du lịch đượckỳ vọng có thể phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo