Hải Dương có thêm 2 cơ sở xử lý vải xuất khẩu được phía Nhật Bản cấp phép
Hành trình vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản / 15 tấn vải thiều Bắc Giang sắp lên đường sang Nhật
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), 2 cơ sở xử lý vải vừa được cấp phép tại Hải Dương là của doanh nghiệp Ameii và Rồng Đỏ. Cụ thể, 2 cơ sở này có 3 buồng xử lý với công suất mỗi buồng vào khoảng 2,5-3 tấn/mẻ.
Với sự bổ sung này, tổng công suất xử lý vải trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản được nâng lên khoảng 35-40 mẻ/ngày, cao gấp nhiều lần công suất xử lý của năm 2020. Năm ngoái, mỗi ngày chỉ có khoảng 7,5-8 tấn vải được xử lý trước khi lên đường đi Nhật Bản.
Hải Dương có thêm 2 cơ sở xử lý vải xuất khẩu được phía Nhật Bản cấp phép, 2 cơ sở này có 3 buồng xử lý với công suất mỗi buồng vào khoảng 2,5-3 tấn/mẻ.
Về chất lượng vải năm nay, các khách hàng ở Nhật Bản đánh giá là có chất lượng cao hơn mùa vụ 2020. Số lượng vải đã xuất sang Nhật Bản trong những ngày vừa qua chỉ cần 2-3 tiếng là đã được tiêu thụ hết.
Ngoài tăng số lượng buồng xử lý, năm nay quy trình cũng được cải tiến nhằm giảm bớt thời gian và chi phí sơ chế. Về phía Cục BVTV, từ kinh nghiệm năm 2020, năm nay Cục đã bố trí nhân lực giám sát, thực hiện quá trình kiểm định thực vật và cấp giấy chứng nhận tại chỗ.
Bên cạnh việc đảm bảo nhân lực tại chỗ, quy trình đảm bảo an toàn dịch bệnh cũng được tăng cường để các cán bộ của Cục BVTV yên tâm làm việc trong điều kiện Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, không làm ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu vải.
Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ sở xử lý vải của Việt Nam được Nhật Bản công nhận bao gồm: Công ty Ameii, Công ty Rồng Đỏ (2 buồng), Công ty Toàn Cầu và Trung tâm Kiểm dịch SNK 1.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tập trung ‘xanh hoá' thị trường, phát triển thương hiệu quốc gia
Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025
Năm 2025 đầy triển vọng của kinh tế Việt Nam
Thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tháo gỡ nút thắt, đón đầu cơ hội bứt phá
Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/1/2024: Giá USD tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 2/1/2025: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu ổn định