Hải Dương: Không để đứt gãy sản xuất nông sản vì COVID-19
Kiến nghị 5 giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nông sản tại Nam Bộ / Bài học tiêu thụ nông sản thực phẩm giữa mùa dịch
Hải Dương hiện là tỉnh cung cấp một số lượng lớn nông sản và thực phẩm cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên…. Theo thống kê, tại Hải Dương lượng tiêu thụ tại thị trường các tỉnh lân cận trong khu vực khoảng 40% - 80% (tùy sản phẩm).
Hải Dương sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất, đảm bảo đủ nguồn cung rau cho vụ thu – đông 2021.
Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết, hiện việc tổ chức sản xuất rau tại các vựa rau lớn của tỉnh vẫn đang gặp một số khó khăn. Giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu có biểu hiện khan hàng và tăng giá, đặc biệt phân bón.
Trong khi đó, các đại lý kinh doanh phân bón tại các địa bàn sản xuất rau hiện không còn chính sách cho phép nông dân mua nợ trả sau, mà chỉ nhập hàng tới đâu, bán tới đó, khiến phân bón không chỉ tăng giá mà nguồn cung cũng gặp nhiều hạn chế. Nhiều xe vận tải vẫn tạm dừng hoạt động do tăng chi phí và không đáp ứng được các điều kiện cấp phép vào "luồng xanh"...
Trước những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, để chuẩn bị và có kế hoạch, giải pháp tốt nhất đảm bảo duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn cung rau các loại cho vụ thu đông và đông xuân năm 2021, bà Lương Thị Kiểm, Chi cục trưởng chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương cho biết, tỉnh hiện đã có kế hoạch đảm bảo diện tích cũng như sản lượng nông sản đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các hợp đồng đã bao tiêu từ đầu vụ của các doanh nghiệp, không để hoạt động sản xuất rau bị đứt gãy, đình đốn trong thời gian dịch bệnh COVID-19 cũng như nguy cơ khan hiếm nguồn rau xanh sau khi dịch bệnh được khống chế, nhất là dịp cuối năm.
Bên cạnh đó, thời gian tới Hải Dương sẽ tập trung mở rộng tối đa diện tích, gieo trồng các cây rau chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có thể bảo quản hoặc thu hoạch kéo dài như hành, tỏi, khoai tây, cà rốt… Riêng nhóm bắp cải, su hào, rau ăn lá, tiếp tục gieo trồng ở các vùng truyền thống, có kinh nghiệm sản xuất và thị trường ổn định.
Đặc biệt, chủ động khuyến cáo, hướng dẫn các vùng sản xuất trọng điểm gieo trồng rải vụ, tránh gieo trồng tập trung, gây áp lực cho vận chuyển và tiêu thụ khi dịch bệnh bùng phát. Những nơi mới trồng chỉ nên mở rộng khi đã có hợp đồng liên kết tiêu thụ.
Theo thống kê, đến ngày 16/8, toàn tỉnh Hải Dương đã gieo trồng được khoảng 9.400 ha rau màu vụ hè thu, tăng hơn 100 ha so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng rau toàn tỉnh cung ứng ra thị trường vẫn duy trì trung bình khoảng 50.000 tấn/tháng. Với sản lượng này, vẫn đảm bảo đủ cung cấp cho tiêu dùng nội tỉnh và dư từ 10 - 30% cung cấp cho các tỉnh lân cận. Đối với cây vụ đông năm 2021 - 2022, Hải Dương đã lên kế hoạch gieo trồng 21.000 ha, trong đó cây rau thực phẩm chiếm 80% diện tích, tập trung một số cây chủ lực có diện tích, sản lượng lớn như hành, tỏi (6.300 - 6.500 ha), cà rốt (1.500 - 2.000 ha), su hào, cải bắp, súp lơ (4.000 - 4.500 ha), khoai tây (1.000 ha), ngô (khoảng 1.500 ha). Sản lượng cung ứng rau ra thị trường dự kiến khoảng 60.000 - 100.000 tấn/tháng trong các tháng cuối năm 2021. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá
Giá heo hơi ngày 5/11/2024: Dao động trong khoảng từ 58.000 đến 64.000 đồng/kg