Hải quan TP.HCM: Thu ngân sách nhà nước 5 tháng cuối năm còn nhiều thách thức
Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam / Đà Nẵng: Thị trường hàng hóa ổn định, người dân không cần mua tích trữ
Thu ngân sách nhà nước giảm sâu
Ông Nguyễn Quốc Toản - Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Thuế xuất nhập khẩu - Cục Hải quan TP.HCM phân tích, nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là kim ngạch nhập khẩu có thuế sẽ khó có những tín hiệu khả quan.
Cụ thể, số thu ngân sách từ tháng 5 đã bắt đầu giảm dần so với quý 1/2020, thể hiện rõ nhất là từ tháng 5/2020 số thu ngân sách của Cục Hải quan TP.HCM chỉ đạt trung bình khoảng 370 tỷ đồng/ngày thấp hơn nhiều so với tháng 3/2020 đạt trung bình 407 tỷ đồng/ngày và tháng 4/2020 đạt trung bình 418 tỷ đồng/ngày. Tháng 6/2020 trung bình 360 tỷ/ngày và tháng 7/2020 trung bình 358 tỷ đồng/ngày.
Số thu ngân sách giảm cũng tương ứng với kim ngạch nhập khẩu có thuế cũng giảm so với cùng kỳ năm 2019, đến hết tháng 7/20020 ước đạt 33.244,98 triệu USD, giảm 3,94% so với cùng kỳ năm 2019 đạt 34.612,11 triệu USD.
Mỗi ngày, nguồn thu ngân sách giảm hàng chục tỷ đồng.
Theo ông Toản, trong tháng 7 năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã có dấu hiệu giảm so với 6 tháng trước đó. Khiến thu ngân sách nhà nước đã giảm sâu hơn 18% so với cùng kỳ năm 2019 là do nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm rơi vào một số nhóm mặt hàng nhập khẩu có thuế cao (chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ ...) nên đã tác động trực tiếp đến số thu ngân sách nhà nước.
Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đã giảm 4.300 tỷ đồng, thuế nhập khẩu đã giảm 2.400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu ổn định đều có thuế thấp chủ yếu là vật tư, nguyên liệu (phần lớn có thuế suất thuế nhập khẩu là 0% do áp dụng thuế FTAs) nên số thuế tăng (chủ yếu là thuế GTGT) không bù đắp được cho số thuế đã giảm.
Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Thuế xuất nhập khẩu - Cục Hải quan TP.HCM cho biết thêm, đối với các nhóm hàng nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất kim ngạch nhập khẩu ổn định, không có biến động lớn như dược phẩm, thức ăn gia súc, hóa chất, phân bón, nguyên liệu từ gỗ, giấy, cao su, xơ, sợi, may mặc, da giày, nhựa ...... kim ngạch chỉ giảm nhẹ so với củng kỳ năm 2019.
Từ này đến cuối năm, mỗi tháng thu 8.200 tỷ đồng
Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 31 tỷ USD, xuất khẩu của TP.HCM trong 7 tháng đầu năm 2020 vẫn duy trì đà tăng trưởng dương. Trong đó, mặt hàng máy vi tính, phụ kiện xuất khẩu tăng trưởng cao nhất, với kim ngạch đạt 9.978,80 triệu USD, tăng 32,79% so với cùng kỳ. Tiếp đến là mặt hàng gạo xuất khẩu đạt 1.600.800 tấn, trị giá 1.596,18 triệu USD, tăng 10,02% so với cùng kỳ 2010.
Riêng nhóm hàng dệt may, giày dép lại giảm mạnh đến gần 16%, chỉ đạt mức 4.925,82 triệu USD. Theo dự báo của Cục Hải quan TP.HCM, trong năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM sẽ tăng trưởng từ 6% đến 8% so với cùng kỳ 2019, đạt khoảng 60,6 tỷ USD. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là nhóm hàng nông sản, thủy hải sản, máy vi tính và hàng điện máy.
Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Thuế xuất nhập khẩu - Cục Hải quan TP.HCM - Nguyễn Quốc Toản dự báo, trong tháng 5 cuối năm 2020 tình hình kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục khó khăn do dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp.
“Chính phủ, UBND TP.HCM có những chương trình hành động, kế hoạch phục hồi kinh tế nhưng cũng sẽ rất khó khăn và khả quan dù cho kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng kim ngạch nhập khẩu đang trên đà giảm so với cùng kỳ 2019 và so với các tháng đầu năm 2020”, ông Toản cho biết.
Cục Hải quan TP.HCM đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, như thực hiện đề án tạo thuận lợi thương mại tại cảng Cát Lái.
Trong 5 tháng còn lại của năm 2020, nền kinh tế thế giới sẽ khó có những đột phá để phục hồi. Qua theo dõi, phân tích, đánh giá từng tháng hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng,nhóm mặt hàng nhập khẩu có thuế cao (chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ ...) sẽ không tăng so với các tháng đầu năm 2020, cố gắng duy trì như các tháng đầu năm 2020.
Từ thực tế này, Cục Hải quan TP.HCM đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, như: đối thoại, tháo gỡ vướng mắc, thực hiện đề án tạo thuận lợi thương mại tại cảng Cát Lái, phối hợp với ngân hàng cung cấp dịch vụ, hỗ tợ tốt nhất cho doanh nghiệp... phấn đấu thu ngân sách nhà nước trong 5 tháng còn lại của năm 2020 đạt 41.000 tỷ đồng (mỗi tháng thu 8.200 tỷ đồng).
Ngoài ra, để thực hiện Hiệp định thương mại tự do FTAs mà Việt Nam là thành viên, Cục Hải quan TP.HCM lưu ý các chi cục hải quan và Chi cục Kiểm tra sau thông quan về điều kiện vận chuyển trực tiếp, về các dòng thuế không được hưởng ưu đãi đặc biệt quy định tại các biểu thuế (kể cả lô hàng có C/O nhưng vẫn không được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt), về tính hợp lệ của chứng từ do nhà sản xuất tự cấp (tự chứng nhận xuất xứ). Cùng với đó, xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể để tiến hành kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo