Thị trường

Hỗ trợ người dân chăm sóc đàn gia súc, gia cầm phải "cầm tay chỉ việc"

DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, hỗ trợ người dân trồng, chế biến thức ăn chăm sóc đàn súc, gia cầm phải “cầm tay chỉ việc”, không ban hành văn bản hướng dẫn chung chung, trừu tượng.

Chuyển giao giống dê lai năng suất cao cho hộ chăn nuôi ở TP Hồ Chí Minh / Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng, giá thịt lợn thị trường nội địa giảm sâu

Hội nghị trực tuyến “Triển khai công tác phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân 2021-2022 các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT ) tổ chức sáng 14/12/2021.
Xây dựng mô hình trình diễn kết hợp với công tác đào tạo
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến chỉ rõ, nguyên nhân cơ bản khiến đàn gia súc chết đói, chết rét là do việc phòng chống dịch bệnh; thiếu dinh dưỡng khi vào mùa khô, rét; việc che chắn chuồng trại, chăn thả… không đảm bảo. Nếu không đảm bảo 3 yếu tố trên sẽ rất khó khăn trong phòng chống dịch bệnh, đói rét.
“Qua nhiều năm đã xây dựng được nhiều mô hình về phòng chống đói, rét. Nhiều mô hình trong dân rất sáng tạo như mặc áo, đào hầm, dự trữ thức ăn thô xanh… Do đó các địa phương, đơn vị chuyên môn phải cụ thể hóa các giải pháp gắn với “cầm tay chỉ việc”, không ban hành văn bản hướng dẫn chung chung, trừu tượng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu.
Hội nghị trực tuyến “Triển khai công tác phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân 2021-2022 các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ”

Theo rà soát của Cục Chăn nuôi, đàn gia súc ăn cỏ của 20 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại. Số lượng đàn gia súc ăn cỏ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng gồm: Đàn trâu 1,89 triệu con; đàn bò 2,19 triêu con; đàn ngựa 49,58 nghìn con; đàn dê 2,65 triệu con chiếm tỷ lệ lần lượt là trên 81%; 36,6%; 97,3% và 44% tổng đàn trâu, bò, ngựa, dê của cả nước.
Việc gia súc, gia cầm bị chết do bị đói, rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp kèm theo điều kiện về chuồng trại, vệ sinh môi trường không tốt làm phát sinh dịch bệnh. Đối tượng gia súc bị chết rét chủ yếu là trâu, bò già yếu, bê nghé non ở các hộ gia đình nghèo, cận nghèo không có điều kiện tốt về chuồng trại, dự trữ thức ăn.
Nguyên nhân gia súc, gia cầm bị chết do bị đói, rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp kèm theo điều kiện về chuồng trại, vệ sinh môi trường không tốt làm phát sinh dịch bệnh. Đối tượng gia súc bị chết rét chủ yếu là trâu, bò già yếu, bê nghé non ở các hộ gia đình nghèo, cận nghèo không có điều kiện tốt về chuồng trại, dự trữ thức ăn.
Để đảm bảo đàn gia súc ko bị thiếu đói, theo TS.Nguyễn Thị Liên Hương, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ NNPTNT cho biết Trung tâm đã hỗ trợ người dân trồng, chế biến thức ăn, trong giai đoạn 2016-2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang chủ trì và quản lý 27 dự án, trong đó có 9 dự án về đại gia súc.
"Các dự án đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, dinh dưỡng thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, quảng canh sang chăn nuôi gia trại, trang trại với quy mô phù hợp và phát huy những lợi thế của từng vùng, miền", bà Hương nói.
Khi triển khai các dự án Khuyến nông Trung ương trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã lồng ghép các nội dung như xây dựng mô hình trình diễn kết hợp với công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền để giảm thiểu tác hại trong mùa đông rét cũng như nhanh chóng khôi phục và phát triển đàn vật nuôi sau rét đậm, rét hại.
"Các kết quả đạt được cho thấy hiệu quả nhất định và chuyển giao cho người chăn nuôi những bài học kinh nghiệm nhằm duy trì và góp phần phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc", đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia nói.
Cùng chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị, ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai cho biết: Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra, trên cơ sở đó để chủ động nắm tình hình. Các đoàn kiểm tra đã phân ra các vùng có nguy cơ theo 3 cấp, đồng thời rà soát phương án ứng phó, trong tình trạng khẩn cấp sẽ chỉ đạo tập trung cùng với nguồn lực. Đến nay, Lào Cai cơ bản chủ động được tình hình và chủ động được tình huống có thể xảy ra.
Tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa
Báo cáo giới thiệu một số mô hình phòng, chống đói, rét có hiệu quả cho đàn gia súc, gia cầm, đại diện cho Trung tâm Khuyến nông quốc gia đưa ra nhóm giải pháp thực hiện các chính sách và chiến lược chung phát triển đàn trâu, bò các tỉnh miền núi.
Hỗ trợ người dân chăm sóc đàn gia súc, gia cầm phải 'cầm tay chỉ việc'

Theo đó, cần tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi thâm canh trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa phương.
Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, công tác giống và sinh sản để tăng nhanh tiến bộ di truyền, năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành một số vùng chăn nuôi trang trại tập trung quy mô vừa và nhỏ tại các vùng có khả năng phát triển đồng cỏ như: Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc.
Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa vốn đầu tư cho chăn nuôi thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt từ khu vực tư nhân. Chú trọng đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo nguồn lực cho một số cơ sở nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.
Về phương thức chăn nuôi, cần giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát, gia trại, trang trại. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các cơ sở sản xuất chăn nuôi hàng hóa. Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng liên kết, liên doanh và sản xuất theo chuỗi khép kín.
Về giống, chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng các giống trâu, bò, bản địa, cần đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với các giống có năng suất, chất lượng tốt.
Ngoài ra, theo đại diện của Trung tâm Khuyến nông quốc gia: Về tổ chức sản xuất, khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã, dịch vụ chăn nuôi; củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại.
Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi gia súc nhai lại. Xây dựng các mô hình trồng cỏ hỗn hợp, cỏ thâm canh năng suất cao và sử dụng hợp lý các phụ phẩm công, nông nghiệp... làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm