Kiến nghị Chính phủ 5 vấn đề giúp ngành chăn nuôi vượt qua thách thức lớn từ đại dịch
'Cú hích' nâng tầm ngành chăn nuôi / Đối xử nhân đạo với vật nuôi, ngành chăn nuôi phấn đấu vào nhóm tiên tiến vào năm 2030
Thách thức lớn từ đại dịch
Báo cáo về Thực trạng chăn nuôi năm 2021, giải pháp phát triển chăn nuôi quý IV và đầu năm 2022” của Cục Chăn nuôi, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhấn mạnh: Ngành chăn nuôi đang đứng trước những thách thức lớn.
Đó là, sản xuất vẫn nhỏ lẻ, hạ tầng còn yếu kém, chế biến thô là chủ yếu, kết gắn theo chuỗi tỷ lệ chưa cao; chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm còn thấp nên năng lực cạnh tranh của ngành còn hạn chế; thị trường tiêu thụ chịu tác động chiến tranh thương mại giữa các nước lớn; dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất- kinh doanh, xuất nhập khẩu, cũng như tiêu thụ trong nước.
Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 làm sản xuất, lưu thông, xuất khẩu còn có nhứng khó khăn.
Cùng với đó, phần lớn người sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn, thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất kinh doanh do tồn đọng nhiều sản phẩm không tiêu thụ được, lưu thông hàng hóa khó khăn nên sản phẩm quá lứa, ứ đọng; chi phí sản xuất phát sinh quá lớn, nhiều cơ sở sản xuất khó khăn trong việc duy trì sản xuất, thậm chí một bộ phận người dân, cơ sở phải dừng sản xuất, kinh doanh do không đủ nguồn lực để chi trả các khoản vay đến hạn, tái sản xuất; việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn;
Hoạt động vận chuyển hàng hóa, vật tư, sản phẩm ra vào khu vực sản xuất vẫn gặp khó khăn tại các huyện, xã, thôn bản; việc hướng dẫn di chuyển, đi lại cho người lao động tại một số địa phương còn chưa sát thực tế.
Việc triển khai thực hiện “3 tại chỗ” tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, giết mổ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, phát sinh chi phí lớn; nhiều doanh nghiệp không thể bố trí đủ cơ sở vật chất để thực hiện sản xuất, kinh doanh theo phương thức này. Việc triển khai “3 tại chỗ” còn chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, khu vực, các đối tượng và lĩnh vực sản xuất.
Nhân lực phục vụ sản xuất tại các cơ sở gặp khó khăn do một lực lượng lao động lớn trở về địa phương khi thực hiện giãn cách xã hội. Việc tuyển dụng lại lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh sau giai đoạn giãn cách sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp.
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa đưa ra kiến nghị Chính phủ 5 vấn đề giúp ngành chăn nuôi vượt qua thách thức lớn từ đại dịch.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất vẫn phải tiếp tục đóng các khoản chi phí (lương cho công nhân khi nghỉ dịch bệnh, chi phí test, phí công đoàn, BHXH). Trong khi đó, giá sản phẩm giảm sâu khiến sản xuất và thương mại giảm sút cả về lượng và giá trị, giá bán sản phẩm có loại chỉ bằng 30% giá thành.
Nhu cầu tiêm vaccine cho người sản xuất, chế biến, thu mua, vận chuyển lưu thông hàng hóa rất cao, nhưng hiện vaccine chỉ mới đáp ứng được 10 -15% với mũi thứ nhất.
Khâu giết mổ, chế biến hoặc sơ chế chịu sự quản lý chặt về điều kiện sản xuất, gây tắc nghẽn hoạt động sản xuất kinh doanh; phát sinh các chi phí chăn nuôi khi không xuất chuồng được.
Trong khi đó, việc nhập gia cầm và sản phẩm chăn nuôi tiểu ngạch vẫn diễn biến phức tạp. Thương lái có thể ép giá nông dân khi thu mua ở cổng trại (mặc dù giá đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao) làm cho người nông dân thua lỗ và càng gặp khó khăn hơn.
Kiến nghị giảm thuế, xây dựng cơ chế mở cửa
Để tháo gỡ khó khăn chất chồng cho ngành chăn nuôi, Cục Chăn nuôi kiến nghị Chính phủ 5 vấn đề sau:
Thứ nhất, Chính phủ xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào; giảm thuế bảo vệ môi trường.
Đồng thời, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; giảm tiền thuê đất của năm 2021-2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Thứ hai, Chính phủ chỉ đạo xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội đối với những người dân đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vaccine ở các tỉnh, thành phố để có lao động duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa. Các lái xe và người trên xe sau khi đã được tiêm phòng 2 mũi vaccine thì có thể miễn xét nghiệm hoặc kéo dài thời gian xét nghiệm 1 tháng/lần, để giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện cho lưu thông.
Thứ ba, Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát lại việc thực hiện “Ba tại chỗ” để phù hợp với thực tiễn từng loại hình doanh nghiệp. Phải có các quy định phù cho các cơ sở giết mổ và chế biến khó thực hiện “Ba tại chỗ” có thể định kỳ test nhanh người lao động trực tiếp làm việc.
Thứ tư, Chính phủ xem xét gói hỗ trợ để khôi phục sản xuất đối với nông dân trực tiếp sản xuất gặp khó khăn do COVID-19 đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.
Thứ năm, Chính phủ có chỉ thị các bộ ngành, địa phương tăng cường sản xuất, lưu thông hàng hóa và xuất khẩu.
Bên cạnh những kiến nghị gửi tới Chính phủ, Cục Chăn nuôi đề nghị nhiều nội dung tới các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động thương binh và xã hội Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế về việc xem xét mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối; đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm, phát triển mạnh các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm cho các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội trong điều kiện COVID-19.
Cùng với đó, có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào, hỗ trợ tín dụng, lãi xuất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, hạn chế nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán.
Tiếp tục chỉ đạo hệ thống giao thông vận tải xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương (Huyện, xã, thôn), tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc vận chuyển sản phẩm, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất; không để đứt gãy chuỗi sản xuất, chế biến, cung ứng và ứ đọng SP;
Xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để duy trì sản xuất, xuất khẩu trong thời điểm hiện nay.
Đồng thời, xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho khu vực nông nghiệp ứng phó với dịch COVID-19. Có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh xem xét các đơn xin vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay.
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với lao động tại các doanh nghiệp sản xuất mất việc làm, không có bảo hiểm thất nghiệp; không để người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 mà không được hỗ trợ.
Cục Chăn nuôi cũng đề xuất các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin, định hướng thị trường, xúc tiến thương mại; hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong công tác đăng ký mã định danh, truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu