Thị trường

Hướng đi an toàn từ chăn vịt siêu nạc

Trong bối cảnh chăn nuôi lợn đang gặp khó vì dịch tả lợn châu Phi, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang chuyển hướng sang mô hình nuôi vịt siêu nạc theo hướng sinh học, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Lâm Đồng: Nghề nuôi cá thu tiền tỷ ở vùng xa Lâm Đồng / Lâm Đồng: Nuôi cá nước lạnh mang lại sự giàu có

Nhiều ưu điểm

Giống vịt siêu nạc hay còn gọi là vịt grimaud bắt đầu được thử nghiệm tại tỉnh Hậu Giang từ năm 2010. Để vịt nuôi có hiệu quả, phát triển bền vững, cơ quan chức năng tỉnh đã khuyến khích, hỗ trợ các hộ nuôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất an toàn, chú trọng khoa học - kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi vịt siêu nạc đang có tiềm năng phát triển lớn

Mô hình nuôi vịt siêu nạc đang có tiềm năng phát triển lớn

Theo chia sẻ của các hộ chăn nuôi, để vịt phát triển ổn định, vịt con phải được ủ ấm bằng đèn hồng ngoại, nếu thấy vịt co cụm lại là nhiệt độ lạnh, vịt tản ra xa bóng đèn là quá nóng, vịt rải đều trong ngăn chuồng là nhiệt độ phù hợp.

Vịt con mới mua về phải được tiêm phòng bệnh khô chân, rong 1-3 ngày đầu, cho vịt uống thêm kháng sinh phòng bệnh đường ruột. Vịt nuôi đến 45-50 ngày tuổi có con nặng nhất tới hơn 3,5kg, vì vậy, nên nuôi với mật độ 4-5 con/m2, với cách nuôi này, một năm người nuôi có thể nuôi được 6 lứa.

Anh Phạm Văn Tâm, bác sĩ thú y, kiêm Trưởng trại chăn nuôi, Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, cho biết khác với nuôi vịt chăn thả dưới nước, nuôi vịt grimaud trên cạn chi phí đầu tư chuồng trại thấp, chỉ cần khu vực nuôi khô, thoáng mát và một nơi tránh mưa nắng là được.

“Điều quan trọng là người nôi phải nắm vững kỹ thuật, hiểu rõ chu kỳ sinh trưởng của vịt, ví dụ như từ 15 - 30 ngày tuổi là thời gian vịt sinh trưởng mạnh nhất, để có cách chăm sóc hiệu quả nhất. Đặc biệt, nuôi vịt có nguy cơ ô nhiễm rất cao, vì vậy, người nuôi cần chú ý xử lý chất thải, đảm bảo môi trường nuôi sạch, nhằm giảm thiểu dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho vịt”, anh Tân nhấn mạnh.

 

Nhờ chất lượng cao, vịt siêu nạc được thị trường ưa chuộng

Nhờ chất lượng cao, vịt siêu nạc được thị trường ưa chuộng

Phát triển bền vững

Gần 3 năm qua, gia đình anh Cao Văn Đình (35 tuổi, huyện Châu Thành) ăn nên làm ra, cuộc sống khấm khá nhờ nuôi hàng vạn con vịt siêu nạc. Năm 2019, heo bị dịch tả lợn châu Phi nên vịt được giá. Nhờ nuôi vịt thịt thương phẩm, gia đình anh có thu nhập lên đến trên 500 triệu đồng.

 

Từ đầu năm đến giờ, tôi bán được khoảng hơn 50.000 con vịt thương phẩm, trung bình mỗi con nặng 2,5 - 3kg, giá bán năm nay lại khá cao từ 35 - 45 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi lãi hơn 500 triệu đồng. Vịt thịt nuôi ra, thương lái đánh ô tô đến mua mang đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành...”, anh Đình tiết lộ.

Ngoài giá trị là giống vịt siêu thịt, vịt grimaud đẻ khá nhiều trứng, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trong quá trình đẻ thấp, tỷ lệ trứng nở cao, tỷ lệ sản xuất vịt con cao. Lợi thế của vịt grimaud có nguồn gen tốt, con giống tốt, có thể tạo thu nhập cao cho người chăn nuôi.

Đánh giá về mô hình nuôi vịt siêu nạc trên địa bàn tỉnh, ông Phan Quốc Thứ, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, cho rằng: “Nuôi vịt siêu nạc đang cho hiệu quả cao, nhưng để đảm bảo bền vững, yếu tố khoa học – kỹ thuật và bảo vệ môi trường cần phải đặc biệt chú trọng”.

Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đang hỗ trợ nhiều hộ gia đình nuôi vịt theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo quy trình nuôi vịt sạch, với các loại thức ăn hữu cơ, tiêm phòng dịch đầy đủ, để vừa đảm bảo chất lượng vịt, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sự hỗ trợ của cơ quan chức năng cũng giúp đổi mới tư duy sản xuất của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, nhiều hộ nuôi vịt đã đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, mang lại lợi ích vượt trội về kinh tế và môi trường.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm