Hướng mở cho Thủy sản Việt: Chuỗi giá trị toàn cầu
Vịthế nông sản Việt
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triểnthị trường nông sản cho thấy, Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về nôngnghiệp với nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng nông sản nhiệt đới; côngnghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt khoảng 5 -7%. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân khoảng 8 - 10%; năm 2018đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.
Hiện Việt Nam cũng là một trong những nước xuấtkhẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như:Cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo, đứng thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu nôngsản và các sản phẩm đã có mặt trên gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thếgiới.
Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay của cả nước đạt 30,2 tỷ USD, tăng2,7% so cùng kỳ năm 2018; trong đó có 6 nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khâủtrên 2 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm. Tổngsố doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản là 9.235 doanh nghiệp (vốn bình quân là17,8 tỷ đồng); trong đó, có 1.082 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi (chiếmgần 12%); với những tên tuổi hàng đầu như Vingroup, Vinamilk, TH, Dabaco, MinhPhú, Vĩnh Hoàn…
Ngoài ra, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đều cólợi thế, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu nhờ ưu đãi thuế quan từ nhóm các nước như:Nhật Bản, Malaysia, Singapore, New Zealand. Trong đó, nhiều nước thành viênCPTPP cam kết mở cửa thị trường nông sản cho Việt Nam; đặc biệt, với thị trườngAustralia, 93% số dòng thuế của nước này, tương đương với khoảng 95,8% kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ được xóa bỏ ngay khi thựchiện hiệp định, các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảmcuối cùng tối đa vào năm thứ 4.
Giatăng cạnh tranh
Thông tin tại Diễn đàn “Doanh nghiệpViệt Nam: Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” do BộNN&PTNT phối hợp cùng VCCI tổ chức mới đây ở Hà Nội, về thương hiệu thìnông sản Việt Nam được bán ra ngoài thị trường thế giới, có đến 80% hàng nôngsản thông qua các thương hiệu nước ngoài; điều này đồng nghĩa với việc, ViệtNam mới tham gia được ở khâu tạo ra giá trị ít nhất trong chuỗi giá trị nôngsản toàn cầu. Nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập ngày mộtsâu rộng vào thị trường quốc tế, bên cạnh những thuận lợi thì nông sản Việt đãvà đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: quy mô sản xuất nhỏlẻ, chất lượng nông sản chưa đồng đều, việc ứng dụng công nghệ nhất là côngnghệ cao còn hạn chế, đặc biệt là việc liên kết theo chuỗi sản xuất giá trị cònhạn chế…
Cùng với đó, việc hỗ trợ kết nối hìnhthành chuỗi liên kết sản xuất, phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫncòn gặp nhiều khó khăn do người sản xuất chưa bảo đảm các tiêu chuẩn về mẫu mã,bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận và chất lượng cho nên khó đáp ứng nhu cầu thumua của các nhà phân phối. Việc kết nối các khâu của chuỗi, giữa cơ sở sản xuấtvới cơ sở kinh doanh còn lỏng lẻo, chưa ký kết được những hợp đồng ổn định lâudài, hay có kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Doanhnghiệp là chủ chốt
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấncho biết, nông sản Việt Nam đã mở rộng thị trường quốc tế tới 190 quốc gia vàvùng lãnh thổ; kim ngạch xuất khẩu tăng lên ổn định. Năm 2018 đạt kim ngạch40,2 tỷ USD; năm 2019 phấn đấu cao hơn dù rất nhiều khó khăn, nhất là thịtrường và dịch bệnh; đã đảm bảo tốt chiến lược an ninh lương thực và thị trường96 triệu dân được sử dụng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao hơn, an toàn vàgiá cả tương xứng với thu nhập của bà con. Cùng với đó, các doanh nghiệp thamgia trong lĩnh vực nông nghiệp tăng nhanh, nhất là trong 3 năm gần đây. Tínhđến nay đã có 500 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi từ sản xuất, thu hoạch, chếbiến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, chiếm khoảng 8% doanh nghiệp cả nước. Tuynhiên, để nông sản Việt có thể tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu thìviệc liên kết giữa doanh nghiệp, người sản xuất và các thành phần liên quan hếtsức quan trọng; trong đó, vai trò của doanh nghiệp là then chốt. Thực tế, ViệtNam có những doanh nghiệp lớn về vốn, có kinh nghiệm tốt về quản trị và thịtrường, đã mang khoa học công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp thành những môhình rất tốt, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, từ đó lan tỏa những mô hình tốtđối với các hộ dân. Doanh nghiệp là lực lượng tiên phong trong các mô hình liênkết với người dân; điều này cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa, đa dạng hơn nữa vàđặc biệt là hướng tới sản xuất nông sản an toàn, truy xuất nguồn gốc và có giátrị gia tăng cao hơn.
Còn việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sảntrong thời gian tới, theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Pháttriển thị trường nông sản, cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiêụquốc gia; phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truyxuất nguồn gốc đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Song hành vơíđó là việc cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt cần tăng cường áp dụng cácquy chuẩn tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo ATTP, xây dựngthương hiệu, hỗ trợ nông dân các kiến thức về sản xuất theo các tiêu chuẩn quyđịnh (VietGAP, GlobalGAP, Organic...), hỗ trợ sơ chế, đóng gói nông sản.
Theo Bộ NN&PTNT, đối với các chuỗi nông sản an toàn, cả nước có hơn 1.200 chuỗi được chứng nhận, với hơn 1.400 sản phẩm (chủ yếu là các loại rau, củ quả, các loại cá biển, trái cây, trứng, nước mắm). Việt Nam hiện đã và đang xây dựng các chuỗi liên kết 3 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là: cá tra, lâm sản và lúa gạo.
Powered by
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao