Thị trường

Khoa học công nghệ là then chốt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu / Việt Nam phấn đấu vào top 15 về nông nghiệp hữu cơ

Theo ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), xác định khoa học công nghệ (KHCN) là then chốt trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện để nghiên cứu, ứng dụng KHCN tạo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở3 trục sản phẩm, gồm: nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương (OCOP).

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Ảnh: NNK.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Ảnh: NNK.

Theo đó, nhiều nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng ứng dụng KHCN rất cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra… Hàng chục doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ cao (CNC), tiên tiến ngang tầm khu vực và thế giới như: TH (sữa), Dabaco (chăn nuôi), Nafoods (trồng, chế biến trái cây), Masan (giết mổ, chế biến), Vingroup, Ba Huân... rất nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao đã được hoàn thành trong vài năm gần đây.

Ở nhóm sản phẩm OCOP kết hợp truyền thống với ứng dụng KHCN nên rất đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, đều truy xuất được nguồn gốc.

Ở cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC; đến nay đã có 3 khu nông nghiệp ứng dụngCNC được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập; 8 khu đang trong quá trình hoàn thiện đề án.

Cấp địa phương, căn cứ các tiêu chí quy định, cả nước đã có 9 vùng NNUDCNC nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; có 124 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC do doanh nghiệp đầu tư đã được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập và45 doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.

 

Tính đến hết năm 2018, cả nước có tổng số 199 hợp tác xã (HTX)nông nghiệp ứng dụng CNC (chiếm 1,7% tổng số HTX nông nghiệp). Các lĩnh vực sản xuất của HTX ứng dụngCNC phổ biến là sản xuất rau, trái cây, an toàn; sản xuất giống cây trồng; sản xuất hoa, làm nấm; chăn nuôi gà, lợn, bò sữa và nuôi trồng thủy sản; chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.

Thực tế cho thấy, tại Hà Nội, từ chỗ chỉ có chưa đến 10 mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp và việc ứng dụng công nghệ mới chỉ ở một số khâu, thì trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự phát triển mạnh mẽ. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 123 mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp, cho giá trị gia tăng lớn...

Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ NN&PTNT, một số khu nông nghiệp CNC chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp vào hoạt động; chưa tạo ra sự liên kết, tham gia tích cực của các doanh nghiệp làm cầu nối cho sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chưa phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân về công nghệ phục vụ phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC...

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC, ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, cơ chế đầu tư công tư (PPP) sẽ là đột phá lớn nhất thúc đẩy ứng dụng và lan tỏaCNC trong nông nghiệp, do vậy cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế phápluật vềPPP. Bên cạnh đó, đẩy nhanh hơn giải pháp liên kết 4 nhà, nhất là việc phối hợp chặt chẽ có hiệu quả tiến bộ khoa học khu vực nhà nước với khu vực tư nhân mà hạt nhân là các doanh nghiệp lớn.

Ông Nguyễn Xuân Cường cũng cho hay, đối với vốn, cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuấtnông nghiệp ứng dụng CNC tiếp cận các nguồn lực; thực thi việc xác nhận quyền tài sản trên đất nông nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn...

 

Đồng thời, lồng ghép kiến thức về nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch vào hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông; đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân… Song song đó, có chính sách khuyến khích quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, dồn điền đổi thửa để hình thành cánh đồng lớn; đơn giản thủ tục thuê, chuyển nhượng đất đai...

Không những vậy, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC; xây dựng thương hiệu nông sản, thực hiện liên kết đồng bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Đặc biệt, cần nâng cao năng lực của các tổ chứcKHCN công lập, liên kết với doanh nghiệp nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất; hoàn thiện các chính sách về thúc đẩy nghiên cứu, đổimới sáng tạo, ươm tạo, chuyển giao, phát triển công nghệ.../.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm