Sẽ có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại miền Bắc
Chuyển giao công nghệ trồng sâm Hàn Quốc tại Điện Biên / Đà Nẵng đã trở thành điểm đến nổi tiếng đối với người Hàn Quốc
Diễn đàn được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội nằm trong chuỗi kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt – Hàn do ALOV, Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đối mới Sáng tạo Việt Nam (VISTART), Hiệp hội Kinh tế Văn hóa Hàn Việt (KOVECA) và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch ALOV chia sẻ, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã phát triển vượt bậc trên mọi mặt, trở thành đối tác chiến lược của nhau. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, Hàn Quốc đã trở thành một trong các đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.
Riêng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trong nhiều năm và hiện tại thời gian qua, Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư số một tại Việt Nam, đóng góp rất quan trọng và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đầu tư của Hàn Quốc không chỉ tập trung vào một số tỉnh thành có đông dân cư xung quanh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà dần dần lan toả ra khắp các vùng miền của đất nước Việt Nam, các lĩnh vực đầu tư cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
“Chắc chắn rằng, sau sự kiện sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tìm đến các địa phương phía Bắc, góp phần vào sự phát triển của mỗi địa phương cũng như đóng góp xứng đáng cho giai đoạn phát triển ngày càng mạnh mẽ quan hệ giữa 2 nước trong 30 năm tới”, ông Bình khẳng định.
Phát biểu tại diễn đàn, đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết: Xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam – Hàn Quốc gần 80 tỷ USD, mỗi bên cũng tương ứng 200.000 người ở mỗi quốc gia. Đây là con số ngẫu nhiên nhưng cho thấy sự tương ứng về kinh tế - văn hóa giữa hai quốc gia.
Đặc biệt, xét về sự năng động của chính quyền, của môi trường đầu tư, kinh doanh, chỉ số môi trường cạnh tranh khu vực Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô đang có các tỉnh dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh tạo ra sự thân thiện hút đầu tư.
“Hợp tác của Việt Nam – Hàn Quốc còn ở sự tương đồng ở nền văn minh sông Hồng – sông Hàn với sự hỗ trợ, cam kết đồng hành của hai phía sẽ là động lực để nền kinh tế hai nước phát triển”, ông Lộc nói.
Từ thực tiễn ở địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng chia sẻ: Bắc Ninh hiện có 590 dự án với tổng mức vốn khoảng 14 tỷ USD, trong đó, Samsung là nhà đầu tư lớn vào tỉnh cùng chuỗi các doanh nghiệp vệ tinh, đang đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn, khoảng 45 tỷ USD, tạo việc làm và thu ngân sách địa phương. Đó là sự thành công của tỉnh trong việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp Hàn Quốc.
Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của Thủ đô, trong đó tỉnh chú trọng đầu tư về hạ tầng cơ sở đồng bộ, hiện đại, hệ thống giao thông được đấu nối, đầu tư các trạm biến áp điện, cũng như hệ thống giáo dục cung cấp chất lượng nguồn nhân lực, cảng thông quan sẵn sàng thu hút, đón các nhà đầu tư.
“Bắc Ninh quyết tâm để các doanh nghiệp khi đầu tư vào có thể yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỉnh sẵn sàng lắng nghe, luôn đồng hành chia sẻ, tháo gỡ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI và chuỗi vệ tinh đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của tỉnh”, ông Phượng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo