Thị trường

Kinh tế 2022 có cả 'ngôi sao' hy vọng và rủi ro 'tứ giác đen'

Đây là hình ảnh mà TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nêu ra tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 tổ chức sáng ngày 14/1.

Năm 2022, đầu tư gì để sinh lời? / Bộ Công Thương thực thi hiệu quả từ các FTA

Theo ông Lộc, ngôi sao hy vọng là chúng ta đã có gói phục hồi kinh tế. Trong đó với nhiều cánh sao như gói hỗ trợ tài khóa là tiếp máu, chuyển chiến lược trong chống dịch với độ bao phủ vắc xin, kiên định mở cửa nền kinh tế.

ong-loc-7089-1642152034.jpg

TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Cánh sao thứ hai được ông Lộc nhắc tớilà cải cách thể chế được đẩy mạnh. Thứ ba là cơ chế đặc thù thử nghiệm, rút gọn thủ tục, cởi trói tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Thứ tư là chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cải thiện cơ sở hạ tầng của các địa phương cũng được triển khai, chuyển đổi số được triển khai đồng bộ yểm trợ cho doanh nghiệp.

Và cánh sao thứ năm là xúc tiến đẩy mạnh thực hiện các FTA. "Như vậy có ít nhất 5 cánh sao, tôi tin ngôi sao hy vọng này sẽ bay lên", ông Lộc đánh giá.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với tứ giác đen. Thách thức rủi ro tiềm ẩn thứ nhất là lệch hướng của dòng tiền, cần tránh cho vay dưới chuẩn. Khó khăn, khủng hoảng COVID-19 là cuộc sàng lọc đau đớn, nền kinh tế chỉ giữ lại những lĩnh vực có khả năng phục hồi nhanh nhất chứ không thể giải cứu tất cả là thua cuộc.

Hai là trục lợi chính sách, đây là nỗi đau đớn trong bối cảnh người dân khó khăn muốn vậy phải đảm bảo minh bạch có trách nhiệm giải trình, nâng cao trách nhiệm công chức, doanh nghiệp, đây là điểm đen cần khắc phục.

Cuối cùng, chúng ta lo lắng điểm tối bao trùm là nợ xấu và lạm phát. "Chúng ta đang lỡ nhịp, tăng trưởng âm sâu từ quý III, giờ kinh tế đã phục hồi nhưng còn chậm. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng vượt lên", ông Lộc nhấn mạnh.

 

Theo ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có hai yếu tố giúp Việt Nam bật mạnh trong năm 2022 đó là: Kinh tế số và chương trình phục hồi kinh tế năm sắp tới. Tuy nhiên, vị chuyên gia ADB cũng lưu ý một loạt rủi ro mà Việt Nam cần quan tâm.

Trong đó, về dịch bệnh, Việt Nam đã đạt mức bao phủ vắc xin nhanh chóng, cách thức đối phó với dịch COVID-19 vẫn cần tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ cần tăng cường phối hợp giữa các địa phương, thực thi chính sách, tăng cường năng lực y tế, điều trị, bổ sung thuốc hỗ trợ điều trị.

Bên cạnh đó, kiểm soát lạm phát, tín dụng. Nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản (đất đai, trái phiếu, thị trường chứng khoán). Những biểu hiện gần đây cho thấy đó mới là những rủi ro đặc trưng Việt Nam cần lưu ý.

Đồng thời, việc thực thi gói phục hồi kinh tế. Ông Cường nêu lên thực tế là các gói giải ngân từ đầu tư công đến các gói hỗ trợ đều hết sức chậm. Giải ngân đầu tư công chỉ đạt 84% kế hoạch năm 2021, giảm 8,6% so với năm trước. Các gói an sinh xã hội giải ngân chậm và thấp.

"Điều này càng thách thức trong thời gian tới khi giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau...", ông Cường đánh giá.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm