Lâm nghiệp, thủy sản sẽ “cứu cánh” tăng trưởng nông nghiệp
Kinh tế - Chủ đề được quan tâm nhiều nhất tại Hội nghị G20 / Họp báo 6 tháng đầu năm Bộ Kế hoạch Đầu tư: Vốn ODA vẫn giải ngân chậm
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra sáng 28/6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm phải tập trung đẩy nhanh hơn những lĩnh vực ngành hàng còn nhiều dư địa trong tăng trưởng.
6 tháng đầu năm 2019 tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 2,71%; Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,77 tỷ USD, tăng 2,2% cùng kỳ. Theo nhận định chung, diễn biến thời tiết phức tạp và khó lường như: hạn hán xảy ra ở một số nơi ở khu vực Tây Nguyên, miền Trung, bắt đầu bước và mùa mưa lũ và dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lây lan trên diện rộng là những khó khăn mà ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt trong những tháng cuối năm nay.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị |
Để đạt mục tiêu cả năm tăng trưởng 3%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 43 tỷ USD; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; diện tích che phủ rừng 41% đòi hỏi quyết tâm cao của toàn ngành nông nghiệp. Nhiều ý kiến đề xuất, trong chỉ đạo điều hành cần linh hoạt, thúc đẩy phát triển những lĩnh vực còn "dư địa" tăng trưởng để bù cho những lĩnh vực khó đạt mục tiêu theo kịch bản tăng trưởng cả năm đã đề ra.
“Dư địa về nuôi trồng thủy sản có thể tăng trưởng về tôm và cá tra trong 6 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng và nuôi trồng thủy sản là trên 7,5% và khai thác cũng vậy. 6 tháng cuối năm về sản lượng sẽ tăng. Đặc biệt đối với kim ngạch xuất khẩu dư địa của tôm 6 tháng cuối năm mà khi sản lượng các thị trường như: Ấn Độ, Ecuador giảm trong khi sản lượng chúng ta tăng sẽ đóng góp thêm vào kim ngạch xuất khẩu. Cùng với đó các nhóm ngành hàng như cá ngừ đại dương và nhóm giáp xác, nhuyễn thể chúng ta cũng có nhiều "dư địa" để phát triển” - ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhận dạng rõ những khó khăn và thách thức, toàn ngành nông nghiệp phải có những quyết sách sớm và phải sát với thực tiễn, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Theo đó, đẩy nhanh hơn ở những lĩnh vực, những khu vực mà ngành đang có dư địa. Cùng với đẩy nhanh tái cơ cấu lại ngành trồng trọt và chăn nuôi, quan trọng nhất phải nỗ lực mọi giải pháp để ngăn chặn được dịch tả lợn Châu Phi, hạn chế thiệt hại và đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi.
Cần đẩy nhanh hơn lĩnh vực chăn nuôi gia cầm và đại gia súc, nhưng phải chú ý đến yếu tố phát triển bền vững quan tâm đến các yếu tố như: dịch bệnh, thị trường và sinh kế cho người chăn nuôi nhỏ lẻ. Đồng thời, chủ động các nhóm giải pháp tổng thể để ứng phó với thiên tai bởi dự báo thiên tai những tháng cuối năm rất bất thường và phức tạp.
“Lâm nghiệp nói chung, trong đó có kinh tế lâm sản phải đẩy nhanh hơn vì đang có cơ hội. Về thủy sản kể cả khai thác về nuôi trồng, đặc biệt nuôi trồng đang tăng trưởng mặc dù thế giới hiện nay về giá của thủy sản đang ở mức không cao nhưng khu vực này vẫn còn dư địa để tập trung phát triển. Đây là sẽ là 2 khu vực "cứu cánh" cho tốc độ tăng trưởng cũng như mục tiêu xuất khẩu” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương