Thị trường

Làm sao để bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia bảo hiểm?

Vì mức chiết khấu lợi nhuận quá lớn nên nhiều đại lý bảo hiểm chỉ quan tâm làm sao ký được nhiều hợp đồng, không nói đầy đủ về những rủi ro cho khách hàng.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt muốn lên sàn "ngoại"? / Việt Nam - Nhật Bản ký thỏa thuận vay vốn gần 61 tỷ yên

Kiểm soát tình trạng bán bảo hiểm khi cấp tín dụng

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định sẽ thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường bảo hiểm, trong đó tập trung vào nội dung liên kết trong hoạt động kinh doanh giữa cácdoanh nghiệp bảo hiểmvới các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng.

Trước đó, Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra với 4 doanh nghiệp gồm: Prudential, MB Ageas life, BIDV Metlife và Sunlife.

Một con số rất đáng chú ý có 73% khách hàng hủy hợp đồng bảo hiểm sau năm đầu tiên, tức trung bình 100 người mua bảo hiểm có đến 73 người hủy hợp đồng. Hủy hợp đồng chỉ sau 1 năm mua, đồng nghĩa với việc khách hàng mất trắng khoản tiền đã nộp của 1 năm đó. Mục đích mua bảo hiểm là để được bảo vệ. Vậy vì sao khách hàng lại hủy nhanh đến vậy?

Làm sao để bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia bảo hiểm? - Ảnh 1.

Sẽ kiểm soát tình trạng bán bảo hiểm khi cấp tín dụng. Ảnh minh họa.

Gần 5 năm kinh doanh vận tải chở vật liệu xây dựng quanh Hà Nội, ông Nguyễn Vĩnh Lập (Giám đốc Công ty Vận tải Đức Cường) đã mua hơn chục đầu xe, tất cả đều vay ngân hàng. Hiện ông tính vay mua thêm 6 đầu xe nữa. Song tháng trước khi làm thủ tục, bao nhiêu hợp đông mua xe, ông được chào mời mua từng đóbảo hiểm nhân thọ, với lý do để dễ dàng giải ngân hơn.

Tại nhiều đại lý xe tải, cứ 10 khách hàng thì có tới 9 người cần mua trả góp. Từ cuối năm ngoái khi tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng cao, doanh số bán xe ở một số nơi giảm từ 50 - 70%. Việc phát sinh thêm bất cứ chi phí nào, kể cả bảo hiểm đều ảnh hưởng đến quyết định vay mua của người dân.

Theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng của 4 đơn vị đều tăng trưởng mạnh chỉ trong 1 năm, thấp nhất là Prudential Việt Nam cũng đã là 55%, còn nhiều nhất là BIDV Metlife lên đến 99,2%. Hai đơn vị còn lại là cũng từ 61 đến 74%.

Làm sao để bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia bảo hiểm? - Ảnh 2.

Tiền tiết kiệm bị chuyển thành mua bảo hiểm

 

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ các hợp đồng có hiệu lực lên gần 72% năm 2022. Nếu tính trên các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới thì bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng đến khoảng 90%.

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp, đại lý bảo hiểm chỉ quan tâm làm sao ký được nhiều hợp đồng với khách hàng. Như vậy, các đại lý, nhân viên tư vấn sẽ phải chạy theo doanh số bằng mọi cách. Và không may cho khách hàng nào tin tưởng và rơi vào cuộc chạy đua chỉ vì lợi nhuận này.

Bà Phương (quận 10, TP Hồ Chí Minh) cho biết, vào cuối năm 2020, bà được nhân viên Ngân hàng SCB tư vấn mua sản phẩm Tâm An Đầu Tư để tiết kiệm lấy lãi. Các nhân viên cam kết sản phẩm đầu tư này chỉ có thời hạn 8 năm. Hơn nữa,lãi suấtcao hơn ngân hàng với mức từ 8,7 đến 15% nên bà đồng ý. Tuy nhiên, sau khi đặt bút ký, bà mới tá hỏa ra đây chính là bảo hiểm nhân thọ.

"Tôi gửi tiết kiệm nhưng họ tư vấn gửi gói đấy rất linh hoạt và lãi suất cao. Tôi có biết đó là bảo hiểm đâu, nếu biết là bảo hiểm kể 1.000 tôi cũng không mua", bà Phương chia sẻ.

Trong đơn tố cáo gửi đến Công an TP Hồ Chí Minh, hàng trăm người dân đều cho rằng trong hợp đồng đầu tư có quá nhiều điểm bất thường. Như trường hợp của chị Giang (quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh), mức thu nhập, nghề nghiệp, thời hạn hợp đồng đều không đúng thực tế. Đồng thời chữ ký trong hợp đồng cũng nghi là bị làm giả.

 

"Khi mà cô này tư vấn cho tôi nói tôi đóng 8 năm là rút được tiền nhưng bây giờ khi đọc hợp đồng tôi thấy là tôi phải đóng 36 năm. Sai phạm thứ 2 là họ khai khống nghề nghiệp của tôi họ ghi tôi là kế toán và khai khống mức lương của tôi", chị Giang cho hay.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là hợp đồng giao cho khách hàng nhận chỉ là bản photo. Thậm chí từ giữa năm 2002, các điều khoản không còn được thể hiện trên giấy mà trên trang web của công ty Manulife.

"Họ chỉ đưa ra một tờ giấy hướng dẫn khách hàng vào trang web để xem điều khoản của hợp đồng. Nếu như khách hàng không hiểu biết hoặc không biết lên mạng tìm điều khoản thì họ mặc nhiên thừa nhận đây là điều khoản họ đã được tiếp xúc", anh Lân - quận 6, TP Hồ Chí Minh cho hay.

Cũng theo các khách hàng, trong suốt quá trình tham gia mua sản phẩm Tâm An Đầu Tư, họ chỉ làm việc với ngân hàng chứ không làm việc với bên bảo hiểm.

Làm sao để bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia bảo hiểm? - Ảnh 3.

Bảo hiểm nhân thọ là để bảo vệ sức khỏe và tài chính của khách hàng vốn dĩ là một sản phẩm của tự nguyện, tức là ai muốn thì mua, ai không muốn thì thôi. Nhưng vì mức chiết khấu lợi nhuận quá lớn, mà những người bán bảo hiểm, có thể là từ công ty bảo hiểm, có thể từ nhân viên ngân hàng… lợi dụng lòng tin của khách hàng để tìm mọi cách để bán và chỉ nói với khách hàng về những cái lợi, không nói đầy đủ về những rủi ro cho khách hàng, thậm chí kể cả ép khách hàng mua. Với một bộ tài liệu hàng chục trang, có thể khách hàng đọc hết nhưng cũng khó có thể hiểu hết trước khi đặt bút ký.

 

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội về việc Bộ đang xây dựng nghị định và thông tư để thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, làm sao để rõ ràng hơn, ngắn gọn hơn, trọng tâm hơn cho khách hàng, đồng thời quy định các vấn đề về chi đại lý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm