Liên minh OPEC+ quyết định nâng sản lượng dầu mỏ kể từ 1/7/2021
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,7% trong 5 tháng đầu năm 2021 / Game di động tăng trưởng 40%, dự báo đạt 205 triệu USD trong năm 2021
Theo thông tin từ Reuters, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh - được gọi chung là OPEC + vừa nhất trí nới lỏng hạn chế nguồn cung dầu mỏ vào tháng 7/2021 khi Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út đưa ra quan điểm lạc quan về đà hồi phục kinh tế toàn cầu.
Vào tháng 4 vừa qua, OPEC+ quyết định quay trở lại sản lượng 2,1 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 5 tới tháng 7 khi dự đoán nhu cầu sẽ tăng cao bất chấp tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ.
Kể từ quyết định đó, giá dầu đã kéo dài đà tăng và hiện đã tăng hơn 30% trong năm nay, mặc dù triển vọng về nhiều dầu thô hơn từ Iran, khi các cuộc đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân đạt được tiến triển đã kìm hãm lại đà tăng này. Giá dầu thô Brent đạt 71 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 3.
Liên minh này sẽ tiến tới quyết định nâng sản lượng thêm 841,000 thùng/ngày trong tháng 7/2021, tiếp nối đợt nâng sản lượng trong tháng 5 và 6. Khi thị trường dầu bị thắt chặt, OPEC+ sẽ phải đối mặt với quyết định khó khăn hơn: Đó là giải quyết tình trạng thiếu hụt dầu có thể xuất hiện trong năm nay.
Phát biểu tại mộc hội nghị của OPEC+ Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết, ông nhận thấy nhu cầu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc phục hồi tốt. “Việc triển khai vắc-xin đã đạt được tốc độ với khoảng 1,8 tỷ vắc-xin trên khắp thế giới. Điều này chỉ có thể dẫn đến việc tái cân bằng hơn nữa thị trường dầu mỏ toàn cầu”.
“Bức tranh nhu cầu cho thấy tín hiệu phục hồi rõ ràng”, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út Abdulaziz bin Salman cho biết trong cuộc họp. Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cũng đề cập tới “đà hồi phục dần dần của nền kinh tế toàn cầu” như tín hiệu để lạc quan về thị trường.
OPEC + vẫn dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng 6 triệu thùng/ngày vào năm 2021 - tương đương 6% tiêu thụ toàn cầu - khi thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19. Liên minh đã cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày vào năm ngoái do nhu cầu sụt giảm khi đại dịch COVID-19 xảy ra lần đầu tiên. Họ đã dành hơn 1 năm qua để vực dậy giá dầu từ mức thấp kỷ lục và chỉ tăng sản lượng một cách cẩn trọng. Hiện tại bức tranh đang thay đổi: Giá dầu vượt 71 USD/thùng và đang làm dấy lên lo ngại lạm phát. Nếu OPEC không tăng sản lượng thì có khả năng thị trường dầu sẽ bị thiếu cung, qua đó hủy hoại đà hồi phục toàn cầu.
Thế nhưng, tổ chức này cũng tỏ ra cẩn trọng. Thái tử Abdulaziz cũng bày tỏ lo ngại khi nói rằng vẫn còn “mây mù” ở phía trước. Khả năng dầu của Iran trở lại thị trường quốc tế là một yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định của OPEC. Cùng với đó là tác động của biến chủng Covid-19 mới. “Covid-19 đang là kẻ thù dai dẳng và khó lường, các biến chủng của chúng vẫn là mối đe dọa”, Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết.
Sau tháng 7/2021, OPEC+ dự định giữ nguyên sản lượng cho tới tháng 4/2022, theo thỏa thuận đã nhất trí từ 1 năm về trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng