Một giải pháp xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại Điện Biên
Vì sao nhiều đại lý bỏ xăng E5 để bán xăng khoáng? / Tù mù Quỹ Bình ổn xăng dầu, có nên bỏ để... "cong ăn cong, thẳng ăn thẳng"
Sau gần 5 thập kỷ, tài chính vi mô đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo vì sự phát triển cộng đồng tại nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Triển khai tại Việt Nam từ năm 2007, chương trình tín dụng vi mô “Anh chị em” do tổ chức “Doanh nhân thế giới”, một tổ chức phi chính phủ của Pháp, triển khai tại hai huyện Điện Biên và Mường Ảng tỉnh Điện Biên đã giúp nhiều bà con dân tộc phát triển sản xuất và thoát nghèo bền vững.
Có mặt ở nhà chị Quàng Thị Kiên, người dân tộc Thái Đen tại xã Mường Phăng II, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Ngôi nhà sàn khang trang này mới được chị sửa lại cách đây không lâu sau bốn vòng vay vốn của chương trình “Anh chị em” để phát triển chăn nuôi hộ gia đình. Lần gần đây nhất, chị Kiên vay 9 triệu đồng. Với số tiền này, chị Loan chi gần 3 triệu rưỡi đồng để mua một con lợn lái và mua thêm khoảng hai chục con gà bổ sung thêm vào đàn gà của nhà.
Ảnh minh họa/KT |
Vài chục con gà, đàn lợn con, ao cá nhỏ… từ mô hình chăn nuôi nho nhỏ này đã mang lại cho gia đình chị Kiên khoản thu nhập là 50 triệu đồng mỗi năm, gấp đôi so với mức thu nhập trước khi chị vay vốn của chương trình “Anh chị em”. Sau bốn vòng vay vốn, chị Kiên đã có thể sửa lại nhà, sắm sửa đồ đạc và lo đủ tiền học phí cho các con. Nhưng những gì chị được hưởng lợi từ chương trình không chỉ dừng lại ở mặt vật chất.
Chị Quàng Thị Kiên cho biết: "Khi tham gia dự án thứ nhất chị được vay vốn từ dự án. Thứ hai, tôi có một khoản tiết kiệm để trong dự án. Điều quan trọng nhất là mình được các cán bộ của dự án lên tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi và cân đối chi tiêu giúp tôi biết cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lí, sử dụng tiền đúng mục đích hơn. Khả năng giao tiếp của mình với chính quyền cũng tốt hơn.
Trước kia không bao giờ tôi dám đề đạt nguyện vọng với chính quyền nhưng bây giờ thì khác, mình mạnh dạn hơn rất nhiều. Trong gia đình thì tôi cũng có tiếng nói hơn. Trước kia, mọi việc trong nhà do chồng mình tự quyết mình phải nghe theo, bây giờ thì mọi việc trong nhà hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc".
Chị Quàng Thị Kiên chỉ là một trong số 31 trong tổng số 50 hộ dân trong xã đang vay vốn từ chương trình "Anh chị em" để phát triển sản xuất.
Theo bà Lò Thị Chanh, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, bà con trong xã ai ai cũng phấn khởi khi được vay vốn của chương trình tín dụng vi mô "Anh chị em".
"Chương trình tín dụng quy mô nhỏ này rất phù hợp với các hộ nghèo. Cũng có nhiều mô hình cho vay khác như của ngân hàng chính sách chẳng hạn. Nhưng thường những khoản vay này từ 50 - 100 triệu đồng. Bà con vay nhưng không biết bà con có trả được nổi không. Nhiều khi bà con không biết cách để sử dụng tiền đúngmục đích. Với mô hình này chị em chỉ vay từ 5 đến 10 triệu. Khoản vay nhỏ, dễ quản lí nên rất phù hợp với bà con ở trên này" -bà Lò Thị Chanh cho biết.
Được thành lập vào năm 2007, chương trình "Anh chị em" chủ yếu hoạt động trên địa bàn hai huyện Điện Biên và Mường Ảng. Mục đích của dự án là nâng cao điều kiện kinh tế và vị thế xã hội của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương thông qua những hoạt động tài chính vi mô và phi tài chính một cách có trách nhiệm và bền vững.
Cán bộ tín dụng đến thẩm định, đánh giá nhu cầu và tính khả thi của dự án kinh doanh, xem lịch sử hoàn trả và thái độ của người vay trong cộng đồng, điều kiện gia đình… Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương vì khoản vay này là không có thế chấp nên rủi ro cũng cao”.
Với kết quả này, ông Lê Thành Đô, phó Chủ tịch tỉnh Điện Biên cho biết, chương trình đã góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen trên địa bàn hai huyện Điện Biên và Mường Ảng: "Chúng tôi đánh giá rất cao hiệu quả của chương trình "Anh chị em" triển khai tại huyện Điện Biên và Mường Ảng. Với mô hình cho vay tín dụng quy mô nhỏ, dự án đã góp phần giúp bà con nơi đây thoát nghèo bền vững đồng thời giúp hạn chế bớt tình trạng tín dụng đen đang phát triển phức tạp trên địa bàn. Thời gian tới, tỉnh Điện Biên cũng xem xét để dự án có thể mở rộng hoạt động sang những khu vực khác”.
Sau hơn 11 năm triển khai tại Việt Nam, tháng 4 vừa qua, văn phòng thứ 3 của chương trình tài chính vi mô “Anh chị em” tại huyện Điện Biên đã đi vào hoạt động. Với quý mô mở rộng này, hy vọng chương trình “Anh chị em” sẽ tiếp tục giúp đỡ người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên tiếp cận với nguồn vốn, phát triển sản xuất kinh doanh và thoát nghèo bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương