Năm 2019: Tiếp tục đà xuất siêu
Nông, lâm, thủy sản xuất siêu hơn 6 tỷ USD / Xuất siêu 1,64 tỷ USD, Việt Nam giám sát đặc biệt hàng hóa nguy cơ 'đội lốt'
Tiệm cận mục tiêu Quốc hội giao
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, 10 tháng năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 427,05 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, trong tháng 10, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 22,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước, chủ yếu do Samsung kết thúc đợt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Galaxy Note 10 làm cho xuất khẩu điện thoại và linh kiện giảm sâu.
Nhiều khả năng năm 2019 sẽ là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp |
Tính chung 10 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khi kim ngạch đạt tới 66,63 tỷ USD, tăng 16,2%, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, mức tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 3,9%.
Đáng chú ý, sau một thời gian dài giảm sâu, tháng 10/2019, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản có sự tăng trưởng trở lại khi tăng 4,9% so với tháng 9. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng loạt các mặt hàng chủ lực đều tăng cao như thủy sản, hạt điều, cà phê, gạo, cao su...
Nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn là động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 18,96 tỷ USD trong tháng 10, giảm 5,8% so với tháng 9. Tuy nhiên, tính chung trong 10 tháng, nhóm hàng này vẫn có đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với 182,93 tỷ USD, chiếm 84,3% kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
Theo Bộ Công Thương, với mức tăng trưởng lên tới 7,4%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sau 10 tháng năm nay đã tiệm cận với mục tiêu tăng trưởng 7-8% trong năm 2019 mà Quốc hội giao. Tính đến thời điểm hiện tại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã hoàn thành 82,5% mục tiêu xuất khẩu của năm 2019.
Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 7,05 tỷ USD, cao hơn con số 6,83 tỷ USD của cả năm 2018. Với diễn biến này, nhiều khả năng năm 2019 sẽ là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam và nền kinh tế đang có sự chuyển dịch từ nhập siêu sang xuất siêu trong những năm gần đây.
Tín hiệu khả quan
Thời gian qua, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Thông thường kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng cuối năm thường đạt khá cao so với đầu năm, do đây là thời điểm chuẩn bị hàng hóa phục vụ các dịp mua sắm lớn nhất trên toàn cầu trong cả năm như Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán ở Việt Nam và một số nước châu Á… Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có nhiều tín hiệu khả quan do theo chu kỳ, xuất khẩu các mặt hàng như: Dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, nông, thủy sản… thường ở mức cao trong giai đoạn cuối năm do nhu cầu hàng hóa tăng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tận dụng tốt các cơ hội từ các FTA để mở rộng xuất khẩu. Cùng với đó, xuất khẩu cũng nhận được nhiều thuận lợi từ các nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trong nước. Đây là cơ hội để kim ngạch xuất khẩu đạt được mức tăng cao những tháng cuối năm.
Thặng dư thương mại lớn giúp cán cân thanh toán được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào đã góp phần tích cực duy trì ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá. Trên thực tế, đồng Việt Nam được ghi nhận là một trong số rất ít các đồng tiền trong khu vực không bị mất giá nhiều so với USD kể từ đầu năm đến nay. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua