Năm 2024, kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng vượt kế hoạch
Xăng RON 95 giảm gần 300 đồng/lít / Doanh nghiệp Việt mở công ty phát triển AI tại Nhật Bản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7%.
Điểm sáng của bức tranh kinh tế
Truyền đạt chuyên đề “Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025” tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khaitổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7% (thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới); kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.
Riêng lương thực, tính chung 11 tháng, xuất khẩu gạo đạt trên 8,5 triệu tấn, kim ngạch trên 5,3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,6% và 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023.
Tính đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD, tăng 15,3%, xuất siêu trên 23 tỷ USD; ước cả năm đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thu ngân sách nhà nước ước cả năm vượt trên 10% dự toán (thu ngân sách nhà nước 11 tháng bằng 106,7% dự toán và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước); bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.
Cùng với đó, đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực. Đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả được nâng lên. Theo đó, nhiều công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn, các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế.
Bên cạnh đó, thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; trong 11 tháng, thu hút FDI đạt 31 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 20,4 tỷ USD, tăng 7%, cao nhất trong nhiều năm qua.
Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực. Nhìn chung các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực, chủ đạo trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng và có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Đặc biệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực; kinh tế số, kinh tế xanh đóng vai trò ngày càng quan trọng. Các lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khá. Công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng. Dịch vụ phục hồi tốt; thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, du lịch phát triển mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, nền kinh tế nước ta trong 11 tháng năm 2024 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân là do tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông và căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, các chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ làm giá xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải biến động mạnh; kinh tế, thương mại phục hồi chậm, thiếu vững chắc; tổng cầu, đầu tư toàn cầu sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường; thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng diễn biến phức tạp.
Ở trong nước, Chính phủ đã xử lý linh hoạt, hiệu quả trước những biến động bên ngoài; đồng thời, vừa phải khắc phục những hạn chế, bất cập kéo dài và dành thời gian, nguồn lực giải quyết những vấn đề đột xuất, phát sinh, nhất là chính sách tiền tệ, tài khóa, ứng phó, khắc phục thiên tai gây hậu quả nặng nề, kéo dài tại nhiều địa phương.
Tập trung thực hiện các giải pháp chiến lược
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất Chính phủ tiếp tục hoàn thiện về thể chế và coi đây là giải pháp đột phá của đột phá.
Cùng với đó, các giải pháp tiếp theo đó là: tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án về đất đai; thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản; thúc đẩy các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, trong đó xác định đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, thu hút vốn FDI có chọn lọc (chú trọng các dự án lớn, dự án công nghệ cao, thu hút các nhà đầu tư chiến lược); đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, những ngành công nghiệp mới…
Cùng với đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế bằng ưu tiên 3 động lực là: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; đồng thời, phát triển thị trường trong nước cũng là một trong các chiến lược trụ cột quan trọng trong “cỗ xe tam mã”. Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, phát triển kinh tế khu vực là thế mạnh phát triển thị trường nội địa.
Là trung tâm phân phối lớn nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cũng như hoạt động giao thương sôi động như các chợ đầu mối với hơn 60% hàng tươi sống, chuỗi siêu thị, các cửa hàng thực phẩm tiện lợi… để nâng cao năng lực phân phối tại chỗ, phát huy tăng trưởng nội vùng. Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã thu hút được các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam đầu tư hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng phân phối hàng hóa; trong đó, có các mặt hàng nông sản.
Gần đây nhất, Bộ Công Thương cũng đã khẳng định vai trò của chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ, chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Liên kết vùng cũng là một trong những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi bày tỏ mong muốn có bướcđột phá, thiết thực trong hợp tác kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. TPHồ Chí Minh luôn là điểm mở và sẵn sàng cùng với Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng tham gia để triển khai hợp tác thực chất, hiệu quả…
Còn theo ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, tiềm năng của các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn rất lớn. Do đó, thời gian tới hợp tác liên kết vùng cần phải bám sát Quy hoạch của Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để vừa tập trung phát triển đúng và trúng đồng thời có sự liên kết chặt chẽ từ chủ trương chính sách cho đến các kế hoạch cụ thể của TPHồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong liên kết vùng…
Là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Hưng Yên ước đạt 8,17%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7,5-8%), chia sẻ kinh nghiệp, để đạt được kết quả trên, Hưng Yên đã nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành; kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc…
Cùng với những giải pháp trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng; tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; đồng thời, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm… gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mekong Connect 2024 hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Cần hành động nhanh chóng
Giá ngoại tệ ngày 11/12/2024: USD tiếp tục xu hướng tăng nhẹ
Ứng dụng GenAI cho ứng dụng ngân hàng số sẽ phát triển mạnh
Giá vàng trong nước ngày 11/12: Tăng mạnh theo thị trường thế giới
Mắc một loạt sai phạm, Đất Xanh DXG bị phạt hơn 500 triệu đồng