Ngành thủy sản đã bước qua khủng hoảng, VASEP kiến nghị Chính phủ hỗ trợ DN thủy sản“đón sóng” đầu tư từ Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nông lâm thủy sản / Xáo trộn chuỗi giá trị, ngành thủy sản sẽ tận dụng cơ hội mới này thế nào?
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2020 diễn ra vào sáng ngày 9/5, Ông Trần Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản trên cả nước.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản thì Covid-19 có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp thủy sản và cả nông ngư dân trong chuỗi cung ứng và sản xuất thủy sản. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu thủy sản hiện nay đã bước qua được khủng hoảng của dịch Covid-19 và tiến tới hồi phục nhanh. Ngành đang cố gắng phấn đấu để kim ngạch xuất khẩu thủy sản không bị sụt giảm so với năm 2019 và đạt mức 8,6 tỷ USD.
Ông Hòe cũng cho biết trong 20 năm qua chỉ với nguồn lực nội tại ngành thủy sản đã vươn lên trở thành top 4 quốc gia sản xuất và cung ứng thủy sản lớn nhất thế giới. Top 10 ngành hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hàng năm cho đất nước.
Ông Trần Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP).
Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản cũng nhận định Covid-19 đã mang đến cho ngành thủy sản nói riêng nhiều cơ hội lớn, cụ thể:Niềm tin của các nhà đầu tư, các tập đoàn nhập khẩu bán lẻ với thị trường Việt Nam gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp thủy sản và người dân tin tưởng tiếp tục nuôi trồng cũng như tham gia sản xuất ngay trong dịch để nắm bắt các cơ hội tốt hơn.
Các quốc gia sản xuất thủy sản lớn trên thế giới đang bị kẹt bởi dịch Covid-19. Chúng ta có cơ hội phục hồi sớm hơn. Có thể nói rằng các nước sẽ có độ trễ đáng kể so với Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam thay thế và duy trì nguồn cung thủy sản cho thế giới trong thời gian sắp tới.
Chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu cho nuôi trồng và chế biến thủy sản của nước ta không bị lệ thuộc vào Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất. Việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đã có tác động tích cực đến ngành thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm đặc biệt là thủy sản sẽ có cơ hội tăng mạnh sau dịch.
Bên cạnh đó ông Trần Đình Hòe cũng đưa ra những đề xuất với Chính phủ nhắm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể như sau:
Một là, đẩy mạnh chính sách hỗ trợ của Chính phủ và bộ ngành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Bên cạnh đó cần mở rộng hạn mức tín dụng để đảm bảo các doanh nghiệp và người dân có nguồn vốn để giải quyết các vấn đề khó khăn của mình.
Hai là, đẩy mạnh chỉ đạo tuyên truyền và triển khai hỗ trợ cho người nuôi tôm và ngư dân khai thác biển để có thể thực hiện ngay từ tháng 5 thả lại tôm, khai thác biển nhằm bắt kịp giai đoạn tháng 7, tháng 8 năm 2020. Tận dụng thị trường thế giới phục hồi trở lại. Lợi dùng thời cơ để phát triển trong khi các nước cạnh tranh chưa thể quay lại sản xuất bình thường.
"Ba là,ban hành thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ, hỗ trợ an sinh đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động. Thiếu lao động là lo ngại lớn nhất cộng đồng doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ thủy sản”, ông Hòe nhấn mạnh.
Bốn là,thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường các dịch vụ công trực tuyến, giảm bớt gánh nặng và tiết giảm thời gian cũng như chi phí làm thủ tục cho các doanh nghiệp. Đề nghị bãi bỏ quy định dùng mã số mã vạch. Xác lập chế biến đối với sản phẩm thủy sản thay vì bị áp đặt là sơ chế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp . Cải thiện công tác kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu cho gia công xuất khẩu theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Sửa đổi quy định chung về công việc chế biến thủy sản là nặng nhọc độc hại. Sửa đổi quy định về chỉ tiêu photpho từ 20 lên 50ppm.
Năm là, kiến nghị Chính phủ có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện cơ sở hạ tầng để đón nhận các dự án đầu tư do sự dịch chuyển sẽ xuất phát từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Trong dài hạn, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản cũng kiến nghịThủ tướng và các bộ xem xét hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới. Đồng thời, hỗ trợ và tăng sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động ngành thủy sản cụ thể là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nuôi tôm tại Việt Nam cũng như triển khai sàn giao dịch điện tử về con giống trong thời gian tới. Nghiên cứu chiến lược đầu tư cho thương mại nông thủy sản ở khu vực biên giới để phát triển thị trường Trung Quốc bền vững hơn. Chính phủ chỉ đạo tuyên truyền và triển khai các gói hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong hoạt động sản xuất của mình
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp