Thị trường

Xáo trộn chuỗi giá trị, ngành thủy sản sẽ tận dụng cơ hội mới này thế nào?

Dịch Covid-19 đang và sẽ tạo ra những xu hướng mới đối với chuỗi cung ứng thủy sản, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội mới này như thế nào.

Thủ tướng: Ưu tiên khởi động lại nền kinh tế, không để tăng trưởng GDP quá thấp / Nông sản Việt có thể 'đánh chiếm' thị trường ASEAN?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), quý I/2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn giới, nhất là những nước đang nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam khiến kết quả xuất khẩu thủy sản của cả nước giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,62 tỷ USD.

Dịch Covid-19 đang và sẽ tạo ra những xu hướng mới đối với chuỗi cung ứng thủy sản (Ảnh: Internet)

Dịch Covid-19 đang và sẽ tạo ra những xu hướng mới đối với chuỗi cung ứng thủy sản (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, theo Vasep, dịch Covid-19 đang và sẽ tạo ra những xu hướng mới đối với chuỗi cung ứng thủy sản, có thể được coi như là cơ hội mới cho ngành thủy sản Việt Nam.

Đó là niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam và với thủy sản Việt Nam gia tăng đáng kể hiện nay và sau dịch Covid-19 (quyết sách và phương châm chống dịch hiệu quả, an sinh xã hội kèm phát triển kinh tế của Việt Nam).

Đặc biệt, các quốc gia cạnh tranh thuỷ sản chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador phải phong toả cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng sản xuất và xuất khẩu; Indonesia hay Philippines, Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi sản xuất để duy trì nguồn cung cho thế giới. Đây là cơ hội lớn cho thuỷ sản Việt Nam.

Vasep cũng chỉ ra hàng loạt cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam như nhu cầu nguồn nguyên liệu qua sơ chế từ Việt Nam có xu hướng tăng;Các sản phẩm thủy sản tiện dụng (RTC và RTE) có giá trị gia tăng có xu hướng được ưa chuộng hơn trên thị trường thế giới;Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, bao bì vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cho chế biến,…) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất.

 

Đáng chú ý, Vasep cho rằng sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là sau khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid -19. Ngành thủy sản cần phải lên phương án ứng phó với tình huống này.

Vasep dự báo xuất khẩu thủy sản quý II sẽ tiếp tục giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,0 tỷ USD, sau đó sẽ hồi phục dần vào quý III và quý IV, kết quả cả năm 2020 sẽ đạt 8,26-8,30 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2019.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm