Nghệ An: Nuôi đà điểu châu Phi thời COVID-19 hứa hẹn thu nhập trăm triệu đồng/năm
Thanh Hóa: “Treo bằng” đại học về quê nuôi giun, thu nửa tỷ đồng mỗi năm / Thanh Hóa: Cất bằng đại học, cử nhân về quê xây dựng mô hình trang trại làm giàu
Nhận thấy mô hình chăn nuôi chim đà điểu còn mới lạ trên vùng đất Quỳnh Lưu, gần đây anh Bùi Văn Quang đã mạnh dạn đầu tư mua giống từ châu Phi.
“Ban đầu bỏ ra một số vốn tương đối lớn nuôi đà điểu, tôi và gia đình cũng rất lo. Một phần mô hình nuôi đà điểu đang mới và lạ, một phần là chưa nắm vững về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc. Nhưng quyết chí nên tôi vẫn liều, không ngờ đàn đà điểu phát triển tốt, cho thu nhập cao”, anh Quang cho biết .
Với diện tích 2.000m2 chuồng trại, anh Bùi Văn Quang (trú tại xóm 5, xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã đầu tư nuôi chim đà điểu, mỗi năm thu nhập khoảng 700 triệu đồng. Những ai có nhu cầu tìm hiểu, mua con giống về để chăn nuôi, anh sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm.
Hiện anh Quang đang sở hữu 120 con chim đà điểu châu Phi. Hàng năm, anh cung cấp thị trường hàng trăm con giống. Loại đà điểu con mới nở khoảng vài tuần tuổi bán với giá dao động từ 1,7 triệu đến 2 triệu đồng/con. Nguồn thu từ hàng trăm quả trứng/ngày cũng cho thu nhập đáng kể.
Trang trại của anh chủ yếu cung cấp trứng và thịt đà điểu. Thịt đà điểu thương phẩm được anh Quang bán với giá dao động từ 150.000-250.000đồng/kg, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2019, tổng thu nhập các sản phẩm bán ra từ đà điểu nuôi tại gia trại của gia đình anh Quang được 700 triệu đồng.
Để có được thành công như ngày hôm nay, ngoài việc biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đà điểu, anh Quang còn có niềm đam mê đặc biệt với loại đà điểu châu Phi này. Mô hình chuồng trại chăn nuôi được anh xây dựng khép kín, rất ít khi phải sử dụng lao động chân tay, nhưng vẫn đáp ứng được quy trình chăn nuôi.
Thức ăn của đà điểu rất đơn giản, các loại cây, lá, cỏ có màu xanh như lá chuối, cỏ, bèo, rêu mọc quanh bờ. Để chủ động nguồn thức ăn ổn định cho đàn đà điểu, anh Quang đã đầu tư 2 ha đất để trồng cỏ tranh. Cỏ tranh sau khi được thu hoạch về anh dùng máy thái nhỏ, rồi bỏ vào máng cho đà điểu ăn dần. "Loài chim đà điểu không như cácloài gặm nhấm, nên thức ăn của chúng cần phải cắt nhỏ...”, anh Quang tiết lộ.
Đà điểu có nguồn gốc từ châu Phi, khí hậu nhiệt độ nóng, nên khi đẻ trứng đà điểu thường lùi trứng vào cát và ấp cho đến lúc nở. Còn ở Việt Nam, nhất là vùng đất Quỳnh Lưu, khí hậu thất thường, nên khi đà điểu đẻ trứng, anh Quang đã sắm một lò ấp tại trang trại để tiện theo dõi trong quá trình ấp. Trung bình khoảng 42 ngày ấp là trứng đà điểunở, nhiệt độ dao động từ 37 - 37,5 độ C.
“Thịt đà điểu có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng giá bán cũng ngang tầm với các loại gia súc khác. Tuy nhiên đây là loài vật nuôi mới, nên người dân cũng chưa biếtsử dụng thịt đà điểu nhiều lắm. Hy vọng rằng trong thời gian tới, nhiều người sẽ biết, ưa thích, sử dụng sản phẩm thịt đà điểu”, anh Quang tâm sự.
Hiện anh Quang đang đầu tư mở rộng chuồng trại, tiếp tục nhân giống tăng đàn chim đà điểu để cung cấp ra thị trường đồng thời sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho những người có chung niềm đam mê về loài chim quý này.
“Nuôi đà điểu là một nghề còn rất mới, chỉ mới xuất hiện một vài mô hình ở một số địa phương như Diễn Châu, Quỳnh Lưu những năm trở đây. Đà điểu là loại vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với môi trường và mở ra một hướng làm giàu mới cho bà con nông dân”, ông Nguyễn Thế Thắng – Chủ tịch Hội làm vườn Nghệ An cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo