Nhà đầu tư ngoại liên tục rót vốn, kỳ vọng Việt Nam thành trung tâm logistics toàn cầu
Thủ đoạn nhập lậu Kit test nhanh COVID-19: Kê sai tên hàng, tuồn hàng qua biên giới / Cán cân thương mại hàng hóa tháng 2 đổi chiều: Việt Nam nhập siêu 1,96 tỷ USD
Việt Nam đã tăng 3 bậc về chỉ số logistics, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 thị trường mới nổi, theo Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố.
Dịch bệnh đang mở ra hy vọng hợp tác logistics của Việt Nam và châu Âu. Đó là nhận định được đưa ra sau thông tin về việc Viêt Nam tổ chức các chuyến tàu chuyên container chạy thẳng từ Đà Nẵng đi châu Âu. Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang châu Âu chỉ mất 25 ngày so với 35 ngày của đường biển.
Tờ Sputnik của Nga ngày mùng 2/3 đã đưa ra nhận định, đây là một hướng đi đúng đắn trong bối cảnh đại dịch.
Việt Nam đã tăng 3 bậc về chỉ số logistics, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 thị trường mới nổi. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Mạng Tin tức thương mại Trung Quốc cũng cho rằng, thị trường logistics của Việt Nam đang sôi động. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn với kỳ vọng xây dựng Việt Nam thành trung tâm logistics toàn cầu. Các công ty chuyển phát nhanh không chỉ đầu tư vào hệ thống trung tâm phân loại, mà còn tích cực đầu tư vào các kho trung chuyển.
Giám đốc hoạt động của Best Express Việt Nam cho biết, công ty đã đầu tư 20 triệu USD để xây dựng các trung tâm phân loại hàng hóa tại Bắc Ninh và Củ Chi đây sẽ trở thành 2 trung tâm phân loại hàng hóa lớn nhất Đông Nam Á của tập đoàn.
"Nhiều công ty logistics đang có ý định thâm nhập và đầu tư vào Việt Nam. Châu Á là khu vực thương mại lớn thứ 3 của Liên minh châu Âu và tôi thực sự tin rằng có nhiều tiềm năng cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ như vận tải và hậu cần. Có thể thấy lượng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang tăng trưởng ổn định. Vì vậy, đối với các công ty logistics, đây là thời điểm tốt để đầu tư vào thị trường Việt Nam", ông Juergen Weber, Chủ tịch Tiểu ban Vận tải và Hậu cần, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, cho biết.
Nhu cầu vận chuyển nội địa cũng sẽ phục hồi, trong khi nguồn cung tàu đang khan hiếm và tình hình này dự kiến sẽ kéo dài trong ít nhất 2 năm. Trung tâm Tư vấn Đầu tư SSI Research ước tính tốc độ tăng trưởng sản lượng cảng cả năm 2022 sẽ đạt khoảng 10 - 20%.
Tờ The Star cũng cho rằng ngành vận tải cảng biển của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu sôi động, thêm vào đó là thông tin về những điều chỉnh tăng của phí xếp dỡ cảng biển trong dự thảo Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp