Nhiều bất cập nảy sinh khi áp hạn ngạch ngắn hạn cho hoạt động xuất khẩu gạo
Vinhomes công bố lãi "khủng" giữa đại dịch Covid-19 / Phát hiện ô tô vận chuyển lượng lớn thực phẩm nhập lậu từ Lào Cai về Hà Nội
0h ngày 28/4, hệ thống hải quan tự động mở hạn ngạch cho hơn 65.700 tấn. Trong 23 giây, tất cả đã được đăng ký hết sạch. Chóng mặt hơn, hệ thống mở tờ khai đăng ký 38.000 tấn gạo nếp lúc 0h ngày 26/4 cũng lập tức kín chỗ chỉ sau vỏn vẹn 7 giây.
Cuộc đua giành giật hạn ngạch xuất khẩu gạo đã khiến lần đầu tiên hệ thống hải quan ghi nhận được hành vi doanh nghiệp đăng ký "khống", vượt ngoài khả năng cung ứng gạo của mình.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đã có gạo nằm sẵn ngoài cảng chờ xuất mà hên xui không đăng ký được tờ khai xuất khẩu lại lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Ước tính, các doanh nghiệp thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng/ngày cho các loại chi phí, chưa kể chất lượng gạo bị xuống cấp, hoặc đối mặt với nguy cơ đối tác nước ngoài khiếu kiện vì chậm giao hàng theo hợp đồng. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, không nên bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu gạo giá cao, nhất là dự báo nhu cầu mua gạo dự trữ trên thế giới sắp tới cũng sẽ giảm.
Tuy nhiên trao đổi với phóng viên VTV, một số chuyên gia cũng cho rằng, việc Chính phủ linh hoạt trong điều hành, kịp thời "bình thường hóa" hoạt động xuất khẩu gạo từ 1/5 là một sự tháo gỡ hợp lý, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh