Thị trường

Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt hơn 190 tỷ USD

Tăng trưởng xuất khẩu đang trong xu hướng tích cực, nửa đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 190 tỷ USD.

Phó thống đốc: Không bắt buộc mọi tài khoản phải xác thực sinh trắc học / Dự án 'Lên men: Umami Unleashed': Truyền cảm hứng cho thế hệ đầu bếp tương lai

Tăng trưởng xuất khẩu đang trong xu hướng tích cực, nửa đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 190 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp cán cân thương mại 6 tháng qua thặng dư gần 12 tỷ USD. Tình hình này được thể hiện qua chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng liên tiếp trong ba tháng qua và lên mức 54,7 điểm trong tháng 6.

Trong xưởng sản xuất mới có diện tích trên 7000m2, doanh nghiệp này đang thi công lắp đặt hai dây chuyền để sản xuất nhôm thanh định hình. Đơn hàng xuất khẩu tăng 30%, nên doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc để gia tăng sản lượng.

Ông Nguyễn Thái Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Nhôm Đô Thành cho biết: "Đơn hàng từ giờ đến cuối năm khoảng tầm 3000 tấn. Để phục vụ cho đơn hàng, chúng tôi mua thêm máy móc thiết bị mới và tuyển thêm hơn 100 lao động để gia tăng năng suất, phục vụ cho sản xuất đơn hàng".

Nhà máy sẽ có thêm hai dây chuyền máy đùn ép, từ đó có thể nâng cao công suất, hạ giá thành sản phẩm. Đối với các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, việc đầu tư máy móc thiết bị là điều bắt buộc để có thể nâng cao công suất, hạ chi phí đầu vào, đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt hơn 190 tỷ USD - Ảnh 1.

Doanh nghiệp cần lưu ý đa dạng hoá nguồn cung để kiểm soát chi phí đầu vào.

Có bốn yếu tố chi phối đến chỉ số nhà quản trị PMI gồm: đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng và tồn kho. Theo đánh giá của S&P Global, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2022. Nhờ đó, sản lượng sản xuất của tháng 6 đã đạt mức tăng cao nhất trong gần 6 năm trở lại đây, cả ở khối doanh nghiệp trong nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ông Kim Eng Tan - Giám đốc Điều hành nhóm Xếp hạng tín nhiệm quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương, S&P Global Ratings cho biết: "Qua theo dõi thị trường, chúng tôi đánh giá cán cân thanh toán bên ngoài của Việt Nam rất khả quan nhờ vào mức tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường. Sự phục hồi là rõ nét. Cùng với đó, có thể nhìn vào tín hiệu từ nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu của khối này cũng cho thấy tín hiệu thị trường tốt dần lên".

Bà Phí Thị Hương Nga - Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê nhận định: "6 tháng đầu năm qua đã có xu hướng tăng trưởng tích cực, thể hiện qua sản xuất công nghiệp tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước. Điện, điện tử quý I tăng 0,3%, quý II tăng 17,6%. Bên cạnh đó một số nhóm ngành tăng trưởng khá như nhóm ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng trưởng khoảng 20%".

Cùng với tăng trưởng mạnh, các chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ chi phí vận tải tăng gây áp lực lên giá nguyên vật liệu, thiết bị. Doanh nghiệp cần lưu ý đa dạng hoá nguồn cung để kiểm soát chi phí đầu vào, qua đó đảm bảo ổn định sản xuất.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm